
Phẫu thuật điều trị tật khúc xạ, trong đó các phương pháp phẫu thuật bằng laser có tỷ lệ thành công lên tới 95%, trong khi đó có tới 99% bệnh nhân hài lòng với kết quả thị lực sau phẫu thuật đặt thấu kính nội nhãn Phakic. Tuy nhiên, dù tỉ lệ là rất nhỏ nhưng bệnh nhân đã phẫu thuật tật khúc xạ vẫn có khả năng tái cận và họ có thể sẽ có mong muốn tái điều trị.

Tăng độ cận ở trẻ là nỗi lo của nhiều phụ huynh bởi độ cận cao không chỉ khiến trẻ gặp khó khăn khi tìm phương án phẫu thuật điều trị cận thị khi trưởng thành mà còn làm tăng nguy cơ gặp các biến chứng nặng ở mắt như thoái hóa võng mạc hay bong võng mạc. Do vậy, các biện pháp kiểm soát cận thị là mối quan tâm hàng đầu của các bậc cha mẹ cũng như các chuyên gia trong ngành nhãn khoa. Bài viết dưới đây sẽ giúp giải đáp các thắc mắc của nhiều bố mẹ về việc kiểm soát mức độ tăng độ cận trên mắt của trẻ.

Phần lớn mắc bệnh glôcôm không biết mình nằm trong nhóm đối tượng có nguy cơ cao, nên thời điểm phát hiện ra bệnh đã ở giai đoạn nặng. Người bệnh thường không cảm nhận được sự bất thường ở tầm nhìn, thị lực thường tốt cho đến giai đoạn cuối của bệnh lý. Vì vậy, việc đi thăm khám định kỳ, tầm soát để phát hiện bệnh rất cần thiết với những người trong nhóm nguy cơ cao nhằm tránh bỏ lỡ “thời điểm vàng” trong điều trị.

Đục thủy tinh thể có thể điều trị dễ dàng bằng các phương pháp phẫu thuật nếu được phát hiện kịp thời. Phương pháp phẫu thuật phổ biến nhất hiện nay là phẫu thuật Phaco và phương pháp phẫu thuật hiện đại khác cũng được áp dụng rộng rãi ở các nước phát triển là Laser Cataract.

Nhãn áp của một người có thể thay đổi theo giờ, theo ngày hoặc theo tuần. Đo nhãn áp (IOP) là một trong những bước quan trọng khi người bệnh tới các cơ sở nhãn khoa để thăm khám. Nhãn áp có thể cung cấp cho bác sĩ những dấu hiệu quan trọng về sức khỏe mắt của người bệnh. Vậy nhãn áp như thế nào được coi là bình thường và nhãn áp cao có thể dẫn tới nguy cơ mắc bệnh lý nào?

Tăng độ cận thị là quá trình không thể tránh khỏi ở trẻ em, nhưng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ y khoa, hiện nay đã có nhiều phương pháp để hỗ trợ làm chậm quá trình tiến triển cận thị. Với chức năng chỉnh hình giác mạc trong khi ngủ, Ortho-K là giải pháp hiệu quả được các chuyên gia nhãn khoa khuyên dùng để kiểm soát tiến triển cận thị.

Ước tính có khoảng 80 triệu người trên thế giới sống chung với căn bệnh glôcôm, và là nguyên nhân thứ hai gây mất thị lực chỉ sau đục thủy tinh thể. Với luồng thông tin cùng kiến thức chính xác, việc chăm sóc và bảo vệ mắt khi sống chung với glôcôm không phải là một vấn đề quá phức tạp.

Giác mạc chóp là bệnh lý có tỷ lệ người mắc khoảng 1/2000, thường bắt đầu ở độ tuổi 10 đến 25 và có nguy cơ cao ở nhóm bệnh nhân mắc tật cận thị. Vậy, đây là bệnh lý như thế nào và nếu mắc thì người bệnh có thể thực hiện phẫu thuật điều trị tật khúc xạ được hay không?

Mặc dù glôcôm và đục thủy tinh thể là hai bệnh lý phổ biến, tuy nhiên nhân thức về hai bệnh lý này vẫn còn rất ít. Cùng tìm hiểu kĩ hơn về điểm giống và khác nhau cũng như những ảnh hưởng từ hai bệnh lý này tới thị lực trong bài viết dưới đây.