Tầm soát đục thủy tinh thể
Đục thủy tinh thể là gì ?
Đục thủy tinh thể (hay còn gọi là cườm khô, cườm đá) là hiện tượng protein tập trung thành đám, tạo ra những vùng mờ đục trong thủy tinh thể, làm ánh sáng đi qua bị tán xạ, cản trở ánh sáng đến võng mạc, gây suy giảm thị lực. Người bị đục thủy tinh thể có thị lực kém, mắt nhạy cảm với ánh sáng, hình ảnh mờ nhòe, màu sắc sai khác so với thực tế, nếu không chữa trị kịp thời có thể dẫn đến mù lòa. Đục thủy tinh thể đến độ chín có thể gây tăng nhãn áp, đỏ mắt, đau nhức mắt và đau đầu. Khi đó, không những bệnh nhân bị mù lòa vĩnh viễn mà còn phải múc bỏ nhãn cầu.

Là nguyên nhân hàng đầu gây nên mù lòa trên thế giới, tuy nhiên bệnh đục thủy tinh thể hoàn toàn có thể điều trị được bằng các phẫu thuật thay thủy tinh thể. Bởi vậy, việc thăm khám để phát hiện sớm và nắm bắt thời điểm vàng trong điều trị là yếu tố quan trọng nhất để giúp bệnh nhân đẩy lùi bệnh đục thủy tinh thể và khôi phục thị lực.
 
Bệnh đục thủy tinh thể
 
Ai nên tầm soát bệnh đục thủy tinh thể
 
  • Người lớn tuổi: lão hóa do tuổi già là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến đục thủy tinh thể, theo thống kê có hơn 80% bệnh nhân bị đục thủy tinh thể có độ tuổi từ 60 trở lên.
  • Người có các bệnh lý nền như bệnh đái tháo đường, bệnh viêm màng bồ đào, tổn thương võng mạc, bệnh tim mạch và cao huyết áp.
  • Người thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, ánh sáng nhân tạo có cường độ cao như đèn sân khấu, đèn quay phim, đèn cao áp.
  • Người thường xuyên sử dụng các thuốc có chứa corticoid, uống rượu bia, hút thuốc lá
  • Người thường xuyên tiếp xúc với xạ i-on hóa (được sử dụng trong y học để chụp X-quang, xạ trị cho các bẹnh nhân ung thư).
  • Người có tiền sử chấn thương ở vùng mắt.

Những bệnh nhân có nguy cơ cao bị đục thủy tinh thể được khuyến cáo thực hiện tầm soát định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện sớm và được tư vấn giải pháp điều trị kịp thời.

 

Đục thủy tinh thể ở người già

Gói khám tầm soát đục thể thuỷ tinh bao gồm những gì?
Gói khám Tầm soát bệnh đục thể thuỷ tinh tại Bệnh viện mắt quốc tế Nhật Bản cung cấp các bước thăm khám, kiểm tra tổng quát để đánh giá tình trạng của mắt, nguy cơ và mức độ đục thủy tinh thể của bệnh nhân, từ đó đề xuất giải pháp điều trị kịp thời. Gói khám bao gồm các bước:

Bước 1: Đo khúc xạ tự động: đánh giá thị lực khách quan
 
Bước 2: Đo nhãn áp: hỗ trợ đánh giá, chuẩn đoán sớm bệnh tăng nhãn áp (nếu có)
 
Bước 3: Kiểm tra thị lực bằng bảng thử: đánh giá thị lực chủ quan, từ đó xác định được mức độ suy giảm thị lực (nếu có) do đục thủy tinh thể gây nên.
 
Bước 4: Kiểm tra mắt trên kính sinh hiển vi: bác sỹ quan sát hình ảnh thủy tinh thể trên kính sinh hiển vi để đánh giá mức độ đục thủy tinh thể và vùng đục.
Trong một số trường hợp, thủy tinh thể bị đục ở vùng rìa, bác sỹ sẽ chỉ định nhỏ giãn đồng tử để kiểm tra kỹ hơn. Sau khi nhỏ giãn, thị lực nhìn gần có thể bị ảnh hưởng, bệnh nhân có thể nhìn mờ hơn ở cự ly gần trong 4-6 tiếng sau đó.
 
Bước 5: Tư vấn và chỉ định điều trị: từ các thông số về thị lực và hình ảnh thể thủy tinh trên mắt của bệnh nhân, bác sỹ sẽ đánh giá tiến triển của bệnh, mức độ ảnh hưởng của bệnh lên thị lực của bệnh nhân từ đó đưa ra các chỉ định điều trị.
Đối với đục thủy tinh thể giai đoạn chớm, bệnh nhân có thể cải thiện tầm nhìn bằng cách sử dụng kính gọng, kính lúp; đồng thời duy trì kiểm tra mắt định kỳ tại cơ sở chuyên khoa mắt để theo dõi diễn tiến của bệnh. Thủy tinh thể đã bị đục không thể chữa khỏi hoàn toàn mà chỉ có thể làm chậm quá trình tiến triển của bệnh bằng thuốc.

Ở giai đoạn nặng hơn, giải pháp điều trị triệt để là thực hiện mổ đục thuỷ tinh thể. Nhiều bệnh nhân khi được chẩn đoán mắc bệnh sẽ phân vân không biết bị đục thuỷ tinh thể có nên mổ hay không. Đục thủy tinh thể chiếm tới hơn 50% nguyên nhân gây mù lòa toàn cầu. Chính vì vậy, việc phẫu thuật thay thuỷ tinh thể bị đục là thực sự cần thiết để bảo vệ thị lực cho người bệnh. Hiện nay, các phương pháp mổ đục thuỷ tinh thể có tỷ lệ thành công cao lên tới 98%, phẫu thuật nhẹ nhàng và nhanh chóng, người bệnh có thể ra viện trong ngày và sớm quay trở lại các hoạt động thường ngày với chất lượng thị giác cao.
 
Hai phương pháp được áp dụng phổ biến hiện nay để điều trị bệnh lý đục thể thuỷ tinh cho bao gồm:
  • Mổ Phaco: phương pháp điều trị đục thủy tinh thể được kiểm chứng tính an toàn và hiệu quả qua nhiều năm và trên toàn thế giới.
  • Mổ đục thuỷ tinh thể bằng laser - Laser Cataract: phẫu thuật được thực hiện bằng tia Femtosecond Laser mang đến nhiều ưu điểm vượt trội hơn cả về độ chính xác, an toàn và tốc độ phục hồi cho bệnh nhân.
Sau khi thực hiện các bước thăm khám tầm soát bệnh đục thủy tinh thể, nếu được chỉ định thực hiện phẫu thuật thay thủy tinh thể nhân tạo, bệnh nhân sẽ cần thực hiện tiếp các bước kiểm tra chuyên sâu trước phẫu thuật để bác sỹ lấy thông số chỉ định loại thủy tinh thể nhân tạo phù hợp.
 
Việc thăm khám tầm soát đục thủy tinh thể trước phẫu thuật không chiếm quá nhiều thời gian nhưng đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện sớm bệnh để từ đó có hướng điều trị kịp thời, tránh để bệnh gây nên suy giảm thị lực nghiêm trọng và ảnh hưởng đến cuộc sống. Quá trình thăm khám cũng giúp bệnh nhân trả lời được câu hỏi “Đục thủy tinh thể có nên mổ không?”.

Bệnh viện mắt quốc tế Nhật Bản với hệ thống thiết bị hiện đại, quy trình thăm khám kỹ lưỡng theo tiêu chuẩn Nhật Bản và đội ngũ Bác sỹ nhãn khoa giàu kinh nghiệm sẽ giúp đánh giá chính xác tình trạng mắt và đưa ra giải pháp điều trị bệnh đục thuỷ tinh thể tối ưu cho bệnh nhân.