PHẪU THUẬT ĐỤC THỦY TINH THỂ CÓ AN TOÀN KHÔNG?

05/09/2022

Đục thủy tinh thể là một bệnh về mắt phổ biến, theo đó có gần 25 triệu người trên 40 tuổi đã được chẩn đoán mắc căn bệnh này. Đục thủy tinh thể có nhiều dạng khác nhau bao gồm đục thủy tinh thể xơ cứng (đục vùng trung tâm của thủy tinh thể), đục vỏ thủy tinh thể (đục thủy tinh thể vùng rìa), đục dưới bao sau, và đục thủy tinh thể bẩm sinh. Đục thủy tinh thể là bệnh lý hàng đầu gây suy giảm thị lực và mù lòa trên thế giới cũng như tại Việt Nam. 

Đục thủy tinh thể xảy ra như một phần của quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể. Không phải lúc nào việc chẩn đoán bị đục thủy tinh thể cũng đồng nghĩa với việc bệnh nhân phải phẫu thuật ngay lập tức. Ở giai đoạn đầu, bệnh thường không ảnh hưởng quá nhiều tới thị lực và có thể khắc phục được bằng cách đeo kính. Tuy nhiên, bệnh đục thủy tinh thể theo thời gian vẫn sẽ tiến triển, khi đeo kính và dùng thuốc không thể giúp bệnh nhân cải thiện thị lực được nữa, phẫu thuật thay thủy tinh thể sẽ là giải pháp tối ưu nhất để điều trị đục thủy tinh thể. 

Các phương pháp phẫu thuật đục thủy tinh thể

Đục thủy tinh thể có thể điều trị dễ dàng bằng các phương pháp phẫu thuật nếu được phát hiện kịp thời. Phương pháp phẫu thuật phổ biến nhất hiện nay là phẫu thuật Phaco và một phương pháp phẫu thuật hiện đại khác cũng được áp dụng rộng rãi ở các nước phát triển là Laser Cataract

phau-thuat-laser-cataract

Với phương pháp Phaco, việc tạo vết mổ, xé bao và chẻ nhân bằng tay đòi hỏi sự khéo léo và chính xác trong thao tác của phẫu thuật viên. Trong khi đó với phương pháp Laser cataract, việc chỉ định các thông số và vận hành hệ thống Femtosecond Laser cũng như thao tác nhuẫn nhuyễn khi hút nhân và thay nhân cùng đòi hỏi tay nghề cao từ bác sĩ phẫu thuật. Tuy nhiên, phẫu thuật Laser Cataract có sự hỗ trợ của công nghệ Laser giúp phẫu thuật đạt độ chính xác cao, an toàn và giúp bệnh nhân hồi phục nhanh hơn. Vì vậy, phương pháp này đang ngày càng được ứng dụng rộng rãi trên thế giới cũng như ở Việt Nam.

Phẫu thuật có an toàn hay không?

Theo Tiến sĩ, Bác sĩ Vũ Anh Tuấn - Giám đốc chuyên môn Bệnh viện mắt quốc tế Nhật Bản, phẫu thuật đục thủy tinh thể chủ yếu được thực hiện theo ba bước chính. Đầu tiên, tạo một vết rạch nhỏ trên rìa giác mạc. Bước thứ hai, chẻ nhỏ thủy tinh thể tự nhiên và hút ra ngoài. Bước thứ ba là đặt thủy tinh thể nhân tạo và cố định vị trí thủy tinh thể nhân tạo. 

Phương pháp phẫu thuật đục thủy tinh thể bằng laser (Laser Cataract), cùng với phương pháp phẫu thuật đục thủy tinh thể truyền thống (Phaco), được coi là lựa chọn điều trị đục thủy tinh thể an toàn, hiệu quả và cực kỳ thành công. Với những tiến bộ của công nghệ y học hiện nay, tỷ lệ thành công của ca phẫu thuật đục thủy tinh thể lên đến khoảng 98-99%, cho dù người bệnh lựa chọn phương pháp nào. 

Ca phẫu thuật đục thủy thủy tinh thể thường chỉ mất khoảng từ 10 - 15 phút. Vết mổ nhỏ (2mm), không cần khâu, không chảy máu. Trong quá trình phẫu thuật, mắt sẽ được nhỏ tê bề mặt, vì vậy người bệnh hầu như không cảm thấy đau. Bên cạnh đó, người bệnh cũng sẽ được kê đơn sử dụng thuốc nhỏ mắt kháng sinh sau phẫu thuật để giảm nguy cơ nhiễm trùng. 

Để nâng cao tính an toàn, phẫu thuật đục thủy tinh thể thường chỉ được thực hiện trên một mắt tại một thời điểm, mặc dù có những trường hợp ngoại lệ khi phẫu thuật cả hai mắt cùng một lúc. Điều này giúp mắt đầu tiên có thời gian hồi phục, sau đó vài ngày cho tới vài tuần, người bệnh có thể thực hiện phẫu thuật ở mắt còn lại. Bằng cách này, bác sĩ có thể giảm thiểu được các rủi ro có thể gặp phải ở mắt người bệnh. 

Tiến sĩ, bác sĩ Vũ Anh Tuấn cho biết là loại phẫu thuật có tỷ lệ thành công cao, hiệu quả đã được kiểm chứng qua nhiều năm, tuy nhiên, cũng như các phẫu thuật y khoa khác, có một số tác dụng triệu chứng có thể xảy ra sau phẫu thuật chẳng hạn như xuất huyết dưới kết mạc, nhiễm trùng và các biến chứng khác. Điều quan trọng là người bệnh cần tuân thủ đúng các hướng dẫn chăm sóc mắt sau phẫu thuật từ bệnh viện cũng như tuân thủ lịch tái khám để theo dõi tình trạng mắt cũng như đánh giá hiệu quả của phẫu thuật. 

Phẫu thuật đục thủy tinh thể có an toàn với bệnh nhân lớn tuổi? 

Trong hầu hết các trường hợp, phẫu thuật đục thủy tinh thể được coi là phẫu thuật an toàn kể cả với bệnh nhân lớn tuổi, phẫu thuật có thể giúp người bệnh cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm các rủi ro có thể xảy ra liên quan đến suy giảm thị lực. 

phau-thuat-duc-thuy-tinh-the

Theo thống kê, ở những bệnh nhân trên 85 tuổi, khoảng 85% bệnh nhân cho thấy sự cải thiện về thị lực và 87% cảm thấy họ được hưởng lợi từ phẫu thuật. Bên cạnh đó theo nghiên cứu được đăng tải trên JAMA Internal Medicine cũng cho thấy nguy cơ phát triển sa sút trí tuệ ở những bệnh nhân đục thủy tinh thể giảm đi 29% sau khi đã làm phẫu thuật. 

Phẫu thuật đục thủy tinh thể có an toàn nếu người bệnh bị bệnh tim hoặc phổi?

Hầu hết thời gian, ngay cả khi người bệnh có bệnh tim hoặc phổi, phẫu thuật đục thủy tinh thể vẫn an toàn. Đó là bởi vì phẫu thuật đục thủy tinh thể là một phẫu thuật nhanh chóng, ít rủi ro. Phẫu thuật đục thủy tinh thể chỉ sử dụng thuốc gây tê bề mặt của mắt, vì vậy sẽ không gần như không có bất kỳ rủi ro nào liên quan đến gây mê toàn thân.

Mặc dù vậy, người bệnh có thể sẽ phải thực hiện một số xét nghiệm định kỳ bao gồm xét nghiệm máu và điện não đồ kiểm tra tình trạng sức khỏe tim mạch. Từ các xét nghiệm này, bác sĩ sẽ cân nhắc nếu người bệnh cần phải chăm sóc đặc biệt hay không.

Ngoài ra nếu người bệnh mắc bệnh tiểu đường, người bệnh sẽ cần kiểm tra mắt để đảm bảo võng mạc của người bệnh đủ khỏe mạnh để phẫu thuật đục thủy tinh thể. Bác sĩ cũng sẽ muốn đảm bảo lượng đường trong máu của người bệnh được kiểm soát tốt trước khi thực hiện phẫu thuật.

Phẫu thuật đục thủy tinh thể có an toàn và hiệu quả không nếu người bệnh mắc các bệnh về mắt khác?

Cùng với quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể, đôi mắt cũng có nguy cơ gặp các bệnh lý gây suy giảm thị lực khi tuổi tác lớn dần theo thời gian. Một số bệnh về mắt như glôcôm và thoái hóa điểm vàng, có thể làm cho phẫu thuật đục thủy tinh thể trở nên khó khăn hơn hoặc tác động tới hiệu quả của phẫu thuật điều trị đục thủy tinh thể.

tam-soat-duc-thuy-tinh-the

Tuy nhiên, bác sĩ Vũ Anh Tuấn cho biết phẫu thuật đục thủy tinh thể thường có thể được thực hiện một cách an toàn và thành công ngay cả khi người bệnh có các bệnh lý về mắt khác như glôcôm hay thoái hóa điểm vàng. Đôi khi, bác sĩ có thể sẽ điều trị cả bệnh glôcôm và đục thủy tinh thể cùng một lúc. Nếu người bệnh bị thoái hóa điểm vàng, bác sĩ sẽ đảm bảo tình trạng bệnh được ổn định trước khi phẫu thuật điều trị đục thủy tinh thể. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng phẫu thuật đục thủy tinh thể không làm tăng tốc độ tiến triển của bệnh thoái hóa điểm vàng.

Phẫu thuật thay thủy tinh thể là phương pháp điều trị phổ biến nhất trên toàn thế giới bởi tính an toàn và hiệu quả cao. Thế nhưng, hiệu quả của phẫu thuật còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tình trạng mắt của người bệnh, mức độ đục thủy tinh thể, các bệnh lý mắt và toàn thân khác ảnh hưởng đến thị lực, kinh nghiệm của phẫu thuật viên, cách chăm sóc và giữ gìn mắt sau phẫu thuật.v.v. Người bệnh đục thủy tinh thể cần được theo dõi, thăm khám và tư vấn đầy đủ bởi bác sĩ chuyên khoa về hướng điều trị phù hợp dành cho mình.