
Trẻ mắc tật cận thị, luôn đi kèm với nguy cơ tăng độ liên tục trong suốt quá trình phát triển. Cận thị khởi phát sớm hơn có thể dẫn đến tốc độ tiến triển nhanh hơn và độ cận thị cuối cùng có thể cao hơn.

Giác mạc chóp là một bệnh lý về mắt khiến cho giác mạc - bề mặt trước hình vòm rõ ràng của mắt, trở nên méo mó và phồng lên. Giác mạc chóp thường xảy ra ở cả hai mắt và ảnh hưởng đến khoảng 50-200 trên mỗi 100.000 người.

Việc tự mua và sử dụng các loại nước mắt nhân tạo và thuốc bổ mắt có thể khiến người bệnh đối mặt với một số rủi ro cũng như có thể làm giảm công dụng của những loại thuốc này.

Bệnh lác (lé) là tật ở mắt thường gặp ở mọi lứa tuổi. Mắt lác không chỉ ảnh hưởng tới thẩm mỹ mà còn có thể dẫn tới suy giảm thị lực theo thời gian. Vì vậy, có rất nhiều thắc mắc xung quanh bệnh lý này cần được giải đáp. Trong bài viết dưới đây, Bệnh viện mắt quốc tế Nhật Bản sẽ trả lời 10 câu hỏi thường gặp nhất về tật lác mắt.

Glôcôm được mệnh danh là kẻ đánh cắp thị lực thầm lặng bởi đây là bệnh lý hình thành và phát triển với những dấu hiệu không rõ ràng, khó nhận ra, dẫn đến tình trạng bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời, có thể dẫn đến mù lòa.

Nhìn mờ ở một mắt có thể là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý nghiêm trọng đặc biệt nếu tình trạng mất thị lực này xảy ra đột ngột. Hiện tượng mờ mắt xảy ra có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, nó có thể xảy ra do những bệnh lý đơn giản dễ điều trị như khô mắt hay viêm kết mạc, nhưng nhìn mờ ở một mắt cũng có thể là dấu hiệu của các các bệnh lý nghiệm trọng hơn như bong võng mạc, glôcôm góc đóng cấp tính,...

Ở mỗi giai đoạn của bệnh, đục thủy tinh thể có các triệu chứng và phương pháp điều trị khác nhau, do đó, việc xác định được mắt đang đục ở giai đoạn nào là cực kỳ quan trọng.

Nhiều người trong chúng ta không phân biệt được thế nào là viễn thị và lão thị, thậm chí còn lầm tưởng chúng cùng là một bệnh do có nhiều điểm tương đồng về triệu chứng. Vậy, viễn thị và lão thị có giống nhau không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây của Bệnh viện mắt quốc tế Nhật Bản.

Với cơ chế sử dụng thấu kính nội nhãn để đặt trực tiếp vào bên trong mắt, vị trí đặt ở phía sau của mống mắt và phía trước thủy tinh thể để điều chỉnh độ khúc xạ, phẫu thuật Phakic tại Bệnh viện mắt quốc tế Nhật Bản đã mang tới cơ hội lấy lại thị lực sắc nét, đặc biệt cho người bệnh có độ khúc xạ cao, giác mạc mỏng.