NHỮNG MỨC ĐỘ VÀ BIỂU HIỆN CỦA ĐỤC THỦY TINH THỂ MÀ BỆNH NHÂN CẦN BIẾT

10/10/2022

Đục thủy tinh thể là nguyên nhân hàng đầu gây mất thị lực trên thế giới. Bệnh thường gặp ở người trên 55 tuổi, nhưng trong những năm trở lại đây, có không ít người ở độ tuổi còn rất trẻ cũng mắc phải bệnh lý này. 

Đục thủy tinh thể tiến triển theo từng giai đoạn, sự phát triển của bệnh phụ thuộc vào độ tuổi và các yếu tố nguy cơ gây bệnh như mức độ tiếp xúc với tia cực tím trong suốt cuộc đời, các yếu tố di truyền và một số yếu tố liên quan tới lối sống sinh hoạt như hút thuốc, uống nhiều rượu hoặc ăn uống thiếu chất dinh dưỡng. Những người mắc bệnh tiểu đường cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn, cũng như những người có tiền sử sử dụng một số loại thuốc trong thời gian dài như corticosteroid hoặc thuốc liên quan đến phenothiazine.

Ở mỗi giai đoạn của bệnh, đục thủy tinh thể có các triệu chứng và phương pháp điều trị khác nhau, do đó, việc xác định được mắt đang đục ở giai đoạn nào là cực kỳ quan trọng.

Dấu hiệu đầu tiên của bệnh đục thủy tinh thể là gì?

Thủy tinh thể (hay còn gọi là nhân mắt) là một thấu kính hai mặt lồi, có độ đàn hồi, đặc quánh và trong suốt. Thủy tinh thể nằm ở phía sau đồng tử, có vai trò như một thấu kính làm ánh sáng hội tụ trên võng mạc sau khi đi qua đồng tử. Dưới sự tác động của nhiều yếu tố, thủy tinh thể tự nhiên bị làm rối loạn thành phần protein khiến chúng co cụm và tụ lại thành những vẩn đục mờ, ban đầu chúng sẽ che phủ các vùng nhỏ trong tầm nhìn của người bệnh và khiến mắt khó tập trung hơn. Theo thời gian, chúng phát triển lớn hơn, khiến người bệnh ngày càng khó nhìn rõ và có thể ảnh hưởng đến một hoặc nhiều vùng trong tầm nhìn.

dau-hieu-duc-thuy-tinh-the

Theo Tiến sĩ, Bác sĩ Vũ Anh Tuấn - Giám đốc chuyên môn tại Bệnh viện mắt quốc tế Nhật Bản, các triệu chứng ban đầu của việc hình thành đục thủy tinh thể có thể bao gồm những triệu chứng sau:

  • Hiện tượng nhìn mờ sương: Người bệnh chỉ cảm thấy hình ảnh nhìn thấy trở nên dần mờ nhờ, giống như có một màng sương mỏng che phủ trước mắt. 
  • Nhạy cảm với ánh sáng, cảm thấy chói hơn với ánh sáng từ đèn, ánh sáng mặt trời hoặc đèn pha. Người bệnh cũng có thể bắt đầu thấy xuất hiện quầng sáng xung quanh đèn.
  • Tầm nhìn ban đêm giảm sút.
  • Gặp phải tình trạng nhìn đôi hoặc nhìn ba.
  • Cảm nhận màu sắc giảm, tuy nhiên người bệnh có thể không cảm nhận được rõ ràng sự thay đổi về tương phản của màu vì triệu chứng này có thể xảy ra trong một thời gian dài. Thông thường, sau khi phẫu thuật đục thủy tinh thể, bệnh nhân sẽ nhận thấy màu sắc trở nên tươi sáng hơn.
  • Phải thay đổi số kính thường xuyên hơn. 

Các giai đoạn khác nhau của đục thủy tinh thể và triệu chứng 

Đục thủy tinh thể tiến triển qua các giai đoạn khác nhau. Nếu đục thủy tinh thể nằm ở trung tâm thủy tinh thể của người bệnh, bệnh được gọi là đục thủy tinh thể xơ cứng (đục vùng trung tâm của thủy tinh thể). Khi nằm ở khu vực rìa ngoài thủy tinh thể, nó được gọi là đục vỏ thủy tinh thể (đục thủy tinh thể vùng rìa). Khi nằm ở phía sau, lớp ngoài của thủy tinh thể, nó được gọi là đục dưới bao sau. 

Tiến sĩ, Bác sĩ Vũ Anh Tuấn chia sẻ đục thủy tinh thể thông thường sẽ bao gồm 4 giai đoạn:

1. Đục thủy tinh thể khởi phát
Ở giai đoạn này, thủy tinh thể vẫn trong suốt hoặc xám nhạt, nhưng khả năng thay đổi tiêu điểm giữa tầm nhìn gần và xa của người bệnh đã bắt đầu bị ảnh hưởng. Người bệnh có thể bắt đầu cảm thấy thị lực mờ hoặc thấy màn sương mỏng trước mắt, cảm thấy chói sáng khi nhìn vào ánh đèn hay ánh mặt trời. Người bệnh cũng có cảm giác mỏi mắt nhiều hơn trước. Đối với đục thủy tinh thể khởi phát, người bệnh có thể được chỉ định một số phương pháp để hạn chế sự ảnh hưởng của bệnh tới sinh hoạt hằng ngày như thay kính mới, sử dụng kính râm có khả năng chống chói lóa hoặc sử dụng kính lúp cho các hoạt động nhìn gần như đọc sách báo.

2. Đục thủy tinh thể một phần (immature cataract)
Ở giai đoạn này, thuỷ tinh thể bắt đầu có màu xám nhạt hoặc xám vàng, đặc biệt là ở trung tâm. Tầm nhìn trở nên mờ hơn, người bệnh có thể nhìn một sự vật thành hai, ba vật thậm chí nhiều hơn nữa, gây ra những ảnh hưởng nhất định tới cuộc sống. Tại thời điểm này, bác sĩ nhãn khoa sẽ chỉ định người bệnh đeo kính mới, kính chống lóa và tăng ánh sáng khi đọc sách. Tuy nhiên, nếu bệnh gây nên nhiều khó khăn trong sinh hoạt của người bệnh, bác sĩ có thể sẽ chỉ định phẫu thuật thay thủy tinh thể tại thời điểm này.

giai-doan-duc-thuy-tinh-the

3. Đục thủy tinh thể đục chín (mature cataract)
Ở giai đoạn này, thủy tinh thể trở nên đông đặc hơn, có thể gây suy giảm thị lực nghiêm trọng. Bệnh nhân sẽ được chỉ định thay thủy tinh thể. Thị lực sau phẫu thuật ở giai đoạn này phụ thuộc nhiều vào tình trạng võng mạc của người bệnh. Tuy nhiên, theo bác sĩ Vũ Anh Tuấn tình trạng đục chín của thủy tinh thể khiến cho việc thăm khám tầm soát bệnh võng mạc trước phẫu thuật trở nên khó khăn, do đó khó có thể tiên lượng trước tình trạng thị lực sau phẫu thuật.

giai-doan-duc-thuy-tinh-the

Bác sĩ nhãn khoa thường khuyến cáo bệnh nhân thăm khám và thay thủy tinh thể trước giai đoạn này để người bệnh đạt được thị lực tốt nhất có thể sau phẫu thuật cũng như hạn chế những rủi ro trong quá trình phẫu thuật.

4. Đục quá chín, đục toàn phần (Hypermature cataract)
Ở giai đoạn này, nhân đã cứng và rất cứng, thủy tinh thể chuyển màu vàng hoặc nâu đen. Lúc này đục thủy tinh thể sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực của bệnh nhân, bệnh nhân chỉ còn nhận thức được sáng tối và hoàn toàn không nhìn rõ được cảnh vật xung quanh, đồng thời việc điều trị trở nên khó khăn hơn. Đục thủy tinh thể quá chín hay đục toàn phần cũng khiến người bệnh đối mặt với nguy cơ phát triển bệnh lý khác ở mắt như glôcôm. Đối với giai đoạn này, đục thủy tinh thể vẫn có thể điều trị được bằng phương pháp phẫu thuật thay thủy tinh thể. Tuy nhiên, việc phẫu thuật sẽ khó khăn hơn và tiên lượng thị lực sau phẫu thuật cũng thường kém hơn. 

giai-doan-duc-thuy-tinh-the

Là một bệnh lý đáng lo ngại nhưng đục thủy tinh thể có thể hoàn toàn ngăn chặn. Đục thủy tinh thể cũng có thể điều trị dứt điểm thông qua cácphương pháp thay thủy tinh thểvới khả năng hồi phục cao nếu phát hiện sớm và nắm bắt thời điểm vàng trong điều trị. Tiến sĩ, Bác sĩ Vũ Anh Tuấn cho biết việc thăm khám sớm và phát hiện đục thủy tinh thể là yếu tố quan trọng để giúp bệnh nhân đẩy lùi bệnh và khôi phục thị lực.

Tại Bệnh viện mắt quốc tế Nhật Bản, gói khám“Tầm soát đục thủy tinh thểsẽ giúp người bệnh kiểm tra tổng quát để đánh giá tình trạng của mắt, nguy cơ và mức độ đục thủy tinh thể của bệnh nhân, từ đó đề xuất giải pháp điều trị kịp thời. Gói khám bao gồm các bước:

  • Bước 1: Đo khúc xạ tự động nhằm đánh giá thị lực khách quan
  • Bước 2: Đo nhãn áp nhằm hỗ trợ đánh giá, chẩn đoán sớm bệnh tăng nhãn áp (nếu có)
  • Bước 3: Kiểm tra thị lực bằng bảng thử
  • Bước 4: Kiểm tra mắt trên kính sinh hiển vi
  • Bước 5: Tư vấn và chỉ định điều trị