Đục thủy tinh thể là bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi. Bệnh do một phần thủy tinh thể đã trở nên đông đặc, mất đi độ trong suốt, chuyển sang màu trắng đục. Người bị đục thủy tinh thể có thị lực kém, nhìn mờ, nhạy cảm với ánh sáng, để lâu có thể dẫn đến nguy cơ mù lòa vĩnh viễn. Ở giai đoạn sớm, người bệnh có thể cải thiện tầm nhìn bằng cách sử dụng kính. Đến giai đoạn nặng hơn, người bệnh cần thực hiện phẫu thuật để giải quyết triệt để vấn đề đục thủy tinh thể.
Một mùa hè sôi động luôn gắn liền với rất nhiều dự định khám phá những miền đất mới, chinh phục các thử thách mạo hiểm hay chỉ đơn giản là hòa mình giữa thiên nhiên rộng lớn. Thế nhưng, đối với những người mắc tật khúc xạ, cặp kính cận thực sự là một rào cản ngăn cách họ tận hưởng mùa hè một cách thoải mái nhất. Giờ đây, với các phương pháp phẫu thuật điều trị tật khúc xạ - đặc biệt là các phương pháp sử dụng tia laser như Lasik SBK, Femtosecond Lasik và ReLEx Smile, việc tạm biệt cặp kính cận để tự tin làm những điều mình yêu thích trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.
Đôi mắt là một bộ phận quan trọng trên cơ thể người. Không chỉ có chức năng nhìn và quan sát mọi vật xung quanh, đôi mắt còn phản ánh nhiều thông tin đáng quan tâm về tình trạng sức khỏe. Mọi thay đổi bất thường ở đôi mắt đều không nên bỏ qua bởi chúng có thể là dấu hiệu của một hoặc nhiều bệnh lý mà cơ thể đang gặp phải.
Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, trẻ em được tiếp xúc với các thiết bị điện tử như máy vi tính, điện thoại, tivi sớm hơn. Ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử và thói quen sử dụng các thiết bị đó quá lâu khiến mắt trẻ dễ bị nhức mỏi, và mắc các tật khúc xạ. Bên cạnh đó, việc học tập căng thẳng cùng với các yếu tố như môi trường khói bụi, ánh sáng mặt trời, hóa chất cũng là lý do khiến cho đôi mắt trẻ yếu đi nhanh hơn. Tình trạng tăng nhanh tật khúc xạ ở lứa tuổi học đường trong những năm gần đây là minh chứng cho thực trạng này.
Một chiếc máy tính để bàn hay chiếc laptop bé nhỏ là những vật dụng thiếu yếu không thể thiếu trong công việc, học tập, sinh hoạt của chúng ta. Đối với những người mắc tật khúc xạ, nỗi băn khoăn lớn nhất khi có nhu cầu thực hiện phẫu thuật điều trị tật khúc xạ là sau phẫu thuật vẫn cần làm việc với máy tính, vậy có tái cận hay không.
Nỗi lo tái cận khiến nhiều người vẫn còn băn khoăn trước phẫu thuật cận thị. Vậy có hay không việc tái cận sau phẫu thuật và nếu có thì nguyên nhân là gì, làm thế nào để phòng tránh?
Đa số trong chúng ta ai cũng từng gặp phải một hiện tượng ở mắt, đó những chấm đen, hay những hình sợi ngoằn ngoèo mờ mờ lơ lửng trong mắt, khi chúng ta cố gắng nhìn thẳng vào chúng, chúng lại di chuyển ra ngoài tầm nhìn. Hiện tượng này thường được gọi là "ruồi bay” trước mắt.
Cận thị là tật khúc xạ phổ biến nhất trên thế giới. Hiện nay, cận thị có tỷ lệ mắc phải cao và không ngừng gia tăng, chiếm 90% trong nhóm tật khúc xạ. Với tốc độ gia tăng chóng mặt trong những năm gần đây, cận thị được xem đây là “đại dịch” trong ngành nhãn khoa. Tật cận thị khiến thị lực nhìn xa bị suy giảm ảnh hưởng đến chất lượng học tập, công việc và sinh hoạt. Người bị cận thị phải sử dụng kính gọng hoặc kính áp tròng để cải thiện thị lực hoặc phẫu thuật cận thị để khôi phục lại thị lực tốt.
Khi nhắc đến phẫu thuật cận thị, hầu như ai cũng nghĩ là sẽ phải nghỉ ngơi vài tháng không xem tivi, không tiếp xúc với các thiết bị điện tử hoặc là kiêng bơi lội vì sợ….tái cận hoặc ảnh hưởng đến mắt – Đây là một lầm tưởng mà rất nhiều người bệnh mắc phải.