TRƯỜNG HỢP NÀO KHÔNG ĐỦ ĐIỀU KIỆN ĐỂ PHẪU THUẬT CẬN THỊ?

17/09/2019

Phẫu thuật điều trị tật khúc xạ là phương pháp duy nhất ở thời điểm hiện nay có thể giúp người mắctật khúc xạ từ bỏ được kính gọng và khôi phục thị lực. Có 2 nhóm phẫu thuật thường được sử dụng để điều trị cận, loạn thị là các phương pháp sử dụng tia laser như ReLEx SMILE, Femtosecond Lasik, SBK Lasik,…và phương pháp đặt thấu kính nội nhãn Phakic . Đây đều là những phương pháp phẫu thuật điều trị cận, loạn thị hiện đại và hiệu quả. Tuy nhiên không phải người nào bị cận, loạn thị cũng có đôi mắt phù hợp để thực hiện được những phương pháp phẫu thuật này.

Hãy cùng Bệnh viện mắt Quốc tế Nhật Bản tìm hiểu xem những trường hợp nào không thể mổ cận.

Một số trường hợp không đủ điều kiện phẫu thuật Lasik và Phakic hoặc phẫu thuật không đạt hiệu quả cao

1. Người bệnh dưới 18 tuổi có thị lực chưa ổn định

Độ khúc xạ được đánh giá là ổn định khi tăng không quá 1 độ trong vòng 6 tháng. Dưới độ tuổi 18, độ khúc xạ của mắt vẫn có thể thay đổi nhiều. Việc thực hiện mổ cận thị ở thời điểm này, thì dù đã được triệt tiêu hết độ cận thị sau phẫu thuật nhưng vì quá trình cận thị vẫn tiến triển nên hiệu quả của phẫu thuật sẽ không được lâu dài, dẫn đến tình trạng tái cận.

Cận thị

2. Cấu trúc giác mạc bất thường: giác mạc hình chóp hoặc có sẹo, giác mạc quá phẳng

Một trong những yếu tố quan trọng quyết định phương án mổ mắt cận phù hợp là cấu trúc giác mạc của người bệnh. Khi thực hiện phẫu thuật cận thị bằng tia laser sẽ cần tác động đến giác mạc, thay đổi độ cong của giác mạc để điều chỉnh độ khúc xạ của người bệnh. Do vậy nếu thực hiện phẫu thuật trên mắt có độ cong giác mạc không bình thường, lồi lõm như giác mạc hình chóp hoặc giác mạc quá phẳng sẽ khiến độ cận, loạn của mắt không những không triệt tiêu hết mà còn làm tình trạng cận loạn có thể cao hơn, sức khỏe giác mạc cũng yếu đi.

Việc thực hiện phẫu thuật Phakic trên mắt có cấu trúc giác mạc bất thường cũng đem lại hiệu quả không cao do người bệnh có giác mạc hình chóp, giác mạc phẳng hoặc có sẹo thường có thị lực không cao.

3. Người bệnh có các bệnh lý khác ở mắt như: nhược thị, lác, viêm nhiễm, bệnh về võng mạc và thủy tinh thể

Yêu cầu đầu tiên để có thể thực hiện mổ mắt cận là đôi mắt khỏe mạnh, không có bệnh lý gì ngoài tật khúc xạ trong giới hạn cho phép. Do vậy, nếu mắt bị nhược thị,lác, viêm nhiễm, bệnh về võng mạc và đục thủy tinh thể....thì việc thực hiện phẫu thuật cận thị sẽ không mang lại hiệu quả cao, vì khi mắc các bệnh lý trên thì thị lực người bệnh thường không cao và việc phẫu thuật cận thị cũng không góp phần cải thiện được thị lực.

Nếu bị mắc các bệnh lý trên, người bệnh cần được điều trị đúng bệnh đúng phương pháp để thị lực được cải thiện tốt nhất có thể:

  • Nếu mắt bị viêm nhiễm như viêm kết mạc, viêm bờ mi, viêm màng bồ đào thì cần điều trị cho mắt hết viêm hoặc ổn định viêm đối với viêm màng bồ đào vàviêm kết mạc dị ứng thì mới nên thực hiện mổ cận.
  • Nếu mắt bị lác nhưng có thể cải thiện thị lực bằng phẫu thuật lác thì có thể kết hợp 2 phẫu thuật lác và điều trị tật khúc xạ theo tư vấn của bác sĩ để thị lực có thể đạt kết quả cao nhất.
  • Nếu mắt bị bệnh lý như đục thủy tinh thể thì do thủy tinh thể bị đục nên ánh sáng bị cản trở khi đi qua mắt khiến thị lực suy giảm, việc mổ cận chỉ tác động đến giác mạc nên không hỗ trợ nhiều trong việc cải thiện thị lực. Ở trường hợp này, người bệnh nên điều trị đục thủy tinh thể để cải thiện tầm nhìn và thị lực tốt nhất.
  • Võng mạc là nơi ánh sáng hội tụ để mắt có thể nhìn thấy hình ảnh rõ nét, nên nếu mắt có các bệnh lý về võng mạc thì tầm nhìn sẽ kém, phẫu thuật cận thị chỉ tác động trên giác mạc nên không hỗ trợ được trong việc khôi phục thị lực, người bệnh nên điều trị tập trung vào bệnh võng mạc.
  • Mắt bị nhược thị là tình trạng thị lực không thể đạt được 8,9/10 khi đeo kính hoặc phẫu thuật cận thị, do vậy hiệu quả phẫu thuật không cao. Tuy nhiên trong 1 vài trường hợp, bệnh nhân cần bỏ kính hoặc lệch khúc xạ nặng, bác sĩ vẫn có thể chỉ định mổ cận.

Cận thị

Một số trường hợp không đủ điều kiện phẫu thuật Lasik nhưng vẫn có thể thực hiện được phẫu thuật Phakic

4. Giác mạc quá mỏng, không đảm bảo độ dày an toàn sau phẫu thuật (400um)

Đối với người bệnh có giác mạc mỏng, yếu hơn so với độ dày giác mạc bình thường thì sẽ không thể thực hiện được phẫu thuật sử dụng tia laser, vì cơ chế của các phương pháp này là làm mỏng giác mạc để điều chỉnh độ khúc xạ. Do vậy, với người có giác mạc mỏng thì sau khi phẫu thuật, phần giác mạc còn lại không đủ độ dày an toàn yêu cầu là 400um. Phẫu thuật Phakic tối ưu cho người mắc tật khúc xạ và có giác mạc mỏng.  

5. Độ khúc xạ cao quá 8-9 độ

Người bị cận loạn thị cao quá 8 – 9 độ thì không thể triệt tiêu được bằng các phương pháp sử dụng tia laser. Việc triệt tiêu 8 – 9 độ cận sẽ lấy đi 1 phần giác mạc không hề nhỏ và độ dày giác mạc còn lại không đủ an toàn. Trường hợp giữ lại phần giác mạc đủ an toàn thì lại không thể triệt tiêu hết độ cận mà người bệnh có, dẫn đến tồn dư độ cận sau mổ cận và người bệnh vẫn cần đeo kính. Phẫu thuật Phakic có thể điều trị  tới 18 diop cận thị hoặc 10 diop viễn thị, đi kèm 6 diop loạn thị với thấu kính ICL hoặc 30 độ cận hoặc 15 độ viễn, đi kèm 10 độ loạn thị với thấu kính IPCL, đem lại hiệu quả phẫu thuật an toàn và cao hơn lasik.

Để biết được cấu trúc giác mạc cũng như tình trạng của võng mạc như thế nào, bác sĩ cần nắm được các thông số về mắt của người bệnh do vậy người bệnh cần được khám chuyên sâu trước phẫu thuật tật khúc xạ kỹ lưỡng về thị lực tối đa. Đặc biệt cấu trúc giác mạc của người bệnh cần được kiểm tra thông qua nhiều bước. 

Đừng bỏ lỡ Cơ hội thăm khám chuyên sâu trước phẫu thuật khúc xạ theo tiêu chuẩn Nhật Bản hoàn toàn MIỄN PHÍ, tiết kiệm tới 1,000,000VND tại Mắt Nhật Bản với:

  • Quy trình 07 bước khám chuyên sâu và toàn diện
  • Kết quả, thông số chính xác nhờ áp dụng hệ thống trang thiết bị tối tân
  • Tư vấn chuyên môn từ Bác sĩ nhãn khoa đầu ngành về phương pháp phẫu thuật phù hợp
  • Giải đáp mọi băn khoăn và lo lắng trước phẫu thuật cùng Tư vấn viên tâm lý

Đăng ký ngay tại: https://jieh.vn/dien-dan-lasik-and-phakic