GIẢI ĐÁP THẮC MẮC TỪ A-Z VỀ KÍNH ÁP TRÒNG CỨNG BAN ĐÊM ORTHO-K

08/08/2023

Ortho-K là kính áp tròng cứng được đeo vào ban đêm, được FDA kiểm chứng tính hiệu quả trong kiểm soát tiến triển cận thị, có công dụng triệt tiêu tạm thời độ khúc xạ, giúp mắt nhìn rõ vào ban ngày mà không cần phụ thuộc vào kính gọng hay kính áp tròng mềm. Bên cạnh những lợi ích tuyệt vời mà kính Ortho-K mang lại, không ít người vẫn chưa sẵn sàng sử dụng chúng vì còn nhiều lo ngại. Cùng lắng nghe chuyên gia tại Bệnh viện mắt quốc tế Nhật Bản giải đáp những thắc mắc phổ biến về kính Ortho-K trong bài viết dưới đây! 

kinh-ap-trong
Kính Ortho-K có công dụng kiểm soát tiến triển cận thị và triệt tiêu độ khúc xạ tạm thời

Kính Ortho-K là gì?

Ortho-K là loại kính áp tròng cứng được sử dụng với 2 mục đích chính là triệt tiêu tạm thời độ khúc xạ và kiểm soát tiến triển cận thị cho người dưới 18 tuổi.

Thông qua việc đeo kính Ortho-K trong khoảng 6-8 tiếng vào lúc ngủ, độ cong giác mạc được định hình lại, giúp người sử dụng có thể nhìn rõ mọi vật vào ban ngày mà không cần dùng tới kính gọng hay kính áp tròng.

Bên cạnh đó, kính Ortho-K còn đạt hiệu quả cao trong việc làm chậm quá trình tiến triển cận thị. Đây là phương pháp được các chuyên gia y tế khuyến cáo sử dụng ở trẻ em có tình trạng tăng độ cận nhanh.

ortho-k
Cơ chế tác động lên giác mạc giúp triệt tiêu tạm thời độ khúc xạ của kính Ortho-K

Đeo kính Ortho-K có gây đau mắt và khó ngủ không?

Các chuyên gia cho rằng kính Ortho-K không gây đau mắt và khó ngủ cho người sử dụng. Tuy nhiên, trong vài đêm đầu tiên khi mới bắt đầu sử dụng, mắt có thể sẽ hơi khó chịu và cộm vướng. Đây là điều hoàn toàn bình thường và không có gì đáng lo ngại. 

Thông thường, cảm giác này chỉ xảy ra khi người dùng chớp mắt, vậy nên các bác sĩ thường khuyến khích bệnh nhân đi ngủ ngay sau khi đeo kính. Từ đó, hạn chế các chuyển động tại mắt có thể gây ra tình trạng khó chịu. 

Bên cạnh đó, các hãng sản xuất kính Ortho-K hiện nay cũng chú trọng đến thiết kế của kính, đảm bảo phù hợp với giác mạc và mang lại cảm giác thoải mái cho người sử dụng. 

👉 Tìm hiểu thêm về dịch vụ Ortho-K chất lượng cao tại Bệnh viện mắt quốc tế Nhật Bản: https://jieh.vn/kinh-chinh-hinh-giac-mac-ortho-k.

Người trên 18 tuổi nên sử dụng kính Ortho-K hay phẫu thuật khúc xạ?

Người trên 18 tuổi vẫn có thể đeo kính Ortho-K, tuy nhiên ở độ tuổi này độ cận hầu như không còn tiến triển, chức năng kiểm soát tiến triển cận thị của kính Ortho-K sẽ không được phát huy tối đa. Nếu biết sử dụng, chăm sóc và bảo vệ mắt đúng cách, việc tăng độ cận thường không xảy ra với mắt của người trưởng thành. 

Trường hợp người mắc tật khúc xạ muốn loại bỏ hoàn toàn sự phụ thuộc vào các loại kính, kể cả việc đeo kính áp tròng Ortho-K mỗi đêm thì việc phẫu thuật cận thị bằng các phương pháp hiện đại như Phakic, ReLEx SMILE, Femtosecond Lasik, SBK Lasik sẽ là lựa chọn tối ưu hơn.

Trường hợp mắt của người bệnh không đủ điều kiện để thực hiện các phẫu thuật khúc xạ, thì Ortho-K vẫn là phương án phù hợp để loại bỏ tạm thời các loại kính trong các hoạt động ban ngày.

Giải đáp thắc mắc A-Z về kính Ortho-K

Kính Ortho-K có hạn chế nào không?

Cũng giống như các loại kính tiếp xúc khác, kính Ortho-K cũng có thể gây nên một số triệu chứng trên mắt như: 

Tuy nhiên, người sử dụng có thể phòng tránh các triệu chứng trên bằng cách tuân thủ nghiêm túc các nguyên tắc vệ sinh, sử dụng và bảo quản kính cũng như tái khám định kỳ.

Cần lưu ý điều gì khi sử dụng kính Ortho-K?

Thứ nhất, trong thời gian đầu sử dụng kính Ortho-K, thị lực sẽ chưa thể đạt tối đa ngay lập tức. Tuy nhiên, người sử dụng không nên quá lo lắng vì thị lực có thể tăng dần theo thời gian.

Thứ hai, về mặt bản chất, kính Ortho-K có công dụng nén bề mặt giác mạc, vậy nên thị lực vào buổi chiều, buổi tối thông thường sẽ kém hơn so với ban ngày. Thị lực dao động giữa buổi sáng và buổi tối sẽ nhiều hơn ở người cận thị cao và ít hơn ở người cận thị thấp.

Thứ ba, sử dụng kính Ortho-K nên là bước cuối cùng trong ngày. Người sử dụng nên vệ sinh cá nhân trước rồi mới đeo kính Ortho-K. Còn vào ban ngày, người sử dụng nên tháo kính Ortho-K trước, sau đó mới thực hiện các bước vệ sinh cá nhân.

Thứ tư, dụng cụ tháo kính Ortho-K được làm từ silicone, vì vậy cần được bảo quản ở nơi khô thoáng để tránh bị mốc.

Thứ năm, khi đi tái khám, người sử dụng nên mang theo kính Ortho-K để được nhân viên y tế kiểm tra tình trạng kính.

kham-mat
Người sử dụng nên mang kính Ortho-K khi tái khám

Trên đây là câu trả lời cho các thắc mắc thường gặp về kính áp tròng cứng ban đêm Ortho-K. Nếu còn bất kỳ câu hỏi nào, hãy liên hệ Hotline ☎️ 0902 24 22 91 – 024 3715 3666 hoặc đặt lịch khám để được nhận lời khuyên từ các chuyên gia y tế dành riêng cho tình trạng mắt của bạn tại Bệnh viện mắt quốc tế Nhật Bản.