CẬN THỊ - DẤU HIỆU, NGUYÊN NHÂN, CÁCH PHÒNG TRÁNH VÀ ĐIỀU TRỊ

Cận thị là một tật khúc xạ phổ biến và gây nhiều cản trở tới sinh hoạt và công việc của người bệnh, đồng thời tiềm ẩn nguy cơ gia tăng các bệnh lý nghiêm trọng khác ở mắt trong tương lai. Vậy đâu là dấu hiệu nhận biết người bệnh đang mắc tật cận thị? Nguyên nhân gây ra tật khúc xạ này là gì? Làm sao để phòng tránh hiệu quả và điều trị dứt điểm cận thị? Cùng Bệnh viện mắt quốc tế Nhật Bản tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây.

can-thi
Người cận thị cần sử dụng kính để nhìn rõ vật ở xa

Cận thị là gì?

Cận thị là một tật khúc xạ phổ biến, khiến người bệnh có thể nhìn rõ mục tiêu ở khoảng cách gần, nhưng hình ảnh mờ nhòe khi nhìn ở cự ly xa hơn. Người bệnh càng cận nặng thì thị lực nhìn xa càng bị suy giảm. Có thể phân loại cận thị thành 3 mức độ như sau:

  • Cận thị nhẹ: Dưới 3 độ cận.
  • Cận thị trung bình: Từ 3 - 6 độ cận.
  • Cận thị nặng: Trên 6 độ cận. 

Dấu hiệu cận thị

  • Khó khăn khi quan sát các vật thể ở khoảng cách xa, tầm nhìn xa trở nên mờ nhòe
  • Mỏi mắt, căng tức mắt, nhức đầu.
  • Thường phải nheo mắt, đưa vật thể gần sát mắt để nhìn. Đây cũng là dấu hiệu nhận biết tật cận thị phổ biến ở trẻ em.
  • Khoảng chú ý bị rút ngắn

👉 Nếu có một hoặc nhiều triệu chứng kể trên, hãy đi khám với bác sĩ nhãn khoa để được chẩn đoán và nhận giải pháp điều trị kịp thời. Với gói khám đo thị lực và kiểm tra mắt tại Bệnh viện mắt quốc tế Nhật Bản, người bệnh có cơ hội đánh giá độ khúc xạ chính xác với hệ thống máy móc hiện đại cùng đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao: https://jieh.vn/dich-vu/do-thi-luc-kiem-tra-mat.  

Nguyên nhân cận thị

Để nhìn rõ, ánh sáng sau khi đi qua giác mạc và thủy tinh thể phải hội tụ trên võng mạc, từ đó tín hiệu sẽ truyền lên não cho phép chúng ta nhìn thấy. Ở mắt cận thị, giác mạc quá cong hoặc trục nhãn cầu quá dài khiến ánh sáng không đến được võng mạc mà hội tụ ở trước võng mạc, khiến cho tầm nhìn bị mờ nhòe..

can-thi
Minh họa ánh sáng từ vật khi đi vào mắt chính thị và mắt cận thị

Ngoài ra, một số yếu tố khiến tật cận thị tiến triển mà người bệnh cần quan tâm đó là:

  • Yếu tố di truyền: Cận thị có xu hướng di truyền trong gia đình. Nếu bố hoặc mẹ mắc tật cận thị, nguy cơ con mắc bệnh sẽ tăng lên tới 30%. Tỷ lệ này sẽ còn cao hơn nếu cả bố và mẹ đều bị cận thị. 
  • Ít tham gia hoạt động ngoài trời: Việc hạn chế tham gia các hoạt động ngoài trời như đi bộ, đạp xe, đi dạo,... có thể khi làm tăng nguy cơ mắc tật cận thị.
  • Thói quen sử dụng mắt: việc dành nhiều thời gian cho các công việc đòi hỏi nhìn gần như đọc sách, làm việc với máy tính, sử dụng điện thoại làm tăng nguy cơ mắc tật cận thị.
  • Chủng tộc: Một số nhóm người có tỷ lệ cận thị cao hơn những nhóm khác.

Cận thị thường xuất hiện ở lứa tuổi học đường (8 – 12 tuổi) do trục nhãn cầu có xu hướng dài ra theo sự phát triển tự nhiên của cơ thể. Sau khi tới độ tuổi trưởng thành (sau 18 tuổi), người bệnh sẽ ít khi gặp tình trạng tăng độ cận thị.

Biến chứng của cận thị

Người mắc tật cận thị có thể cải thiện thị lực nhờ kính gọng, kính áp tròng hoặc phẫu thuật khi đủ điều kiện. Tuy nhiên trong một số trường hợp, cận thị có thể khiến mắt có nguy cơ gặp một số bệnh lý nghiêm trọng khác như  

  • Bong võng mạc
  • Đục thủy tinh thể
  • Glôcôm
  • Thoái hóa hoàng điểm

Để hạn chế nguy cơ gặp các biến chứng do cận thị, người bệnh ở tuổi niên thiếu cần có các biện pháp kiểm soát tiến triển cận thị để hạn chế việc độ cận tăng cao. Bên cạnh đó việc thăm khám định kỳ để theo dõi và tầm soát các bệnh lý liên quan là cần thiết.

Cách phòng tránh cận thị

Cận thị có thể được phòng ngừa bằng cách duy trì những thói quen làm việc và sinh hoạt hợp lý:

  • Giữ khoảng cách hợp lý giữa mắt và vật. Người bệnh nên đọc tài liệu cách mắt khoảng 30cm và để các thiết bị điện tử cách xa mắt khoảng 60cm. 
  • Hạn chế sử dụng thiết bị điện tử trong bóng tối, nên làm việc trong môi trường đủ ánh sáng. Người bệnh nên sử dụng đèn màu trung tính để tốt cho mắt hoặc mở cửa sổ để đón ánh sáng tự nhiên.
  • Khám mắt định kỳ 6 tháng/lần cùng bác sĩ nhãn khoa để kiểm tra độ cận, điều chỉnh kính mắt hợp lý và phát hiện những bệnh lý tiềm ẩn khác (bệnh võng mạc, bệnh giác mạc,...).
  • Vệ sinh và bảo quản kính gọng/kính áp tròng đúng cách: Thường xuyên làm sạch kính bằng nước tẩy rửa chuyên dụng, không chà xát mạnh lên bề mặt kính, không dùng chung kính với người khác,...
  • Bổ sung chất dinh dưỡng có lợi cho mắt như lutein, zeaxanthin, các loại vitamin có trong trứng gà, sữa, các loại cá, các loại rau xanh,...
  • Tăng cường thời gian hoạt động ngoài trời, ít nhất 2 tiếng một ngày.

Phương pháp điều trị cận thị

Sử dụng kính gọng hoặc kính áp tròng

Kính gọng hoặc kính áp tròng là giải pháp phổ biến để khôi phục tầm nhìn rõ nét cho người bệnh trong sinh hoạt hằng ngày. Nếu lựa chọn phương pháp này, người bệnh cần lưu ý đeo kính đúng tâm mắt, đúng độ và thường xuyên, lựa chọn gọng kính vừa vặn với khuôn mắt, tròng kính kết hợp khả năng chống ánh sáng xanh và tia UV.

kinh-can
Sử dụng kính gọng là giải pháp phổ biến để điều trị tật cận thị

Sử dụng kính áp tròng cứng ban đêm Ortho-K

Kính áp tròng cứng Ortho-K có cơ chế định hình giác mạc trong lúc ngủ từ 6-8 tiếng, giúp người bệnh khôi phục thị lực sáng rõ tạm thời vào ban ngày mà không cần sử dụng kính gọng hay kính áp tròng. Đây là phương pháp đã được FDA kiểm chứng tính an toàn và hiệu quả, cũng như được các bác sĩ nhãn khoa khuyến khích sử dụng cho người dưới 18 tuổi để kiểm soát tiến triển cận thị.

kinh-ortho-k
Kính Ortho-K giúp triệt tiêu độ khúc xạ tạm thời và kiểm soát tiến triển cận thị

Phẫu thuật cận thị

Sau 18 tuổi, khi độ cận đã ổn định, người bệnh có thể xem xét thực hiện phẫu thuật cận thị để loại bỏ hoàn toàn sự phụ thuộc vào các loại kính hỗ trợ. Bệnh viện mắt quốc tế Nhật Bản hiện đang áp dụng 4 phương pháp mổ cận hiện đại và an toàn mà người bệnh có thể tham khảo:

  • Phẫu thuật Phakic - Thị lực full HD: Sử dụng thấu kính nội nhãn có độ an toàn cao đặt trực tiếp vào vị trí sau mống mắt và trước thủy tinh thể để điều chỉnh tật cận thị. Phương pháp Phakic phù hợp với người có độ cận cao, giác mạc mỏng với ngưỡng điều trị lên đến 30 độ cận, 15 độ viễn, 10 độ loạn. Chi phí 90.000.000/2 mắt - 100.000.000 VND/2 mắt.
  • Phẫu thuật ReLEx SMILE - Công nghệ xoá cận bằng laser tân tiến nhất: Sử dụng tia Laser Femtosecond để tách giác mạc thành 3 lớp, tự động tách rời lớp mô tương ứng với độ khúc xạ cần loại bỏ, qua vết rạch rất nhỏ (2mm) ở rìa giác mạc, rút lõi mô đã được tách rời ra ngoài. Ngưỡng điều trị lên tới 10 độ cận, 3 độ loạn với điều kiện độ dày giác mạc đảm bảo. Chi phí 45.000.000 VND/2 mắt (Giá gốc 70.000.000 VND/2 mắt).
  • Phẫu thuật Femtosecond Lasik: Sử dụng tia Laser Femtosecond để tạo vạt giác mạc, sau đó sử dụng tia Laser Excimer chiếu đa điểm lên lớp nhu mô giác mạc bên trong để điều trị tật khúc xạ. Ngưỡng điều trị lên tới 12 độ cận, 6 độ loạn, 6 độ viễn với điều kiện độ dày giác mạc đảm bảo. Chi phí 38.000.000 VND/2 mắt.
  • Phẫu thuật SBK Lasik: Sử dụng dao Moria SBK (Sub-Bowman's-Keratomileusis) để tạo vạt giác mạc, sau đó sử dụng tia Laser Excimer chiếu đa điểm để triệt tiêu độ khúc xạ. Ngưỡng điều trị lên tới 12 độ cận, 6 độ loạn, 6 độ viễn với điều kiện độ dày giác mạc đảm bảo. Chi phí 24.200.000 VND/2 mắt.

👉 Đăng ký trải nghiệm MIỄN PHÍ khám mổ cận tại Bệnh viện mắt quốc tế Nhật Bản (Thứ 4, Thứ 7, Chủ Nhật) để xác định chính xác tình trạng mắt, mức độ phù hợp với các phương pháp phẫu thuật và nhận tư vấn trực tiếp từ bác sĩ nhãn khoa: https://jieh.vn/dien-dan-lasik-and-phakic

Cận thị không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hằng ngày mà còn có thể dẫn tới những bệnh lý nghiêm trọng khác tại mắt trong tương lai (bong võng mạc, tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể, thoái hóa hoàng điểm,...). Bằng cách nhận biết kịp thời các dấu hiệu và áp dụng phương pháp điều trị phù hợp, người bệnh có thể cải thiện thị lực và tránh được những rủi ro liên quan đến tật cận thị. Hãy thường xuyên kiểm tra thị lực với bác sĩ nhãn khoa để chăm sóc và bảo vệ đôi mắt của mình.