CON BỊ NHƯỢC THỊ, LIỆU CÓ CHỮA KHỎI ĐƯỢC HAY KHÔNG?

21/02/2024

Nhược thị là tình trạng suy giảm thị lực không thể cải thiện bằng cách đeo kính gọng hoặc kính áp tròng, xuất hiện phổ biến ở trẻ em. Chính vì tính chất khó điều trị, nhiều ba mẹ thường hoang mang trong việc tìm ra giải pháp phù hợp cho con. Cùng lắng nghe lời khuyên từ Bác sĩ Nguyễn Phượng Quỳnh Anh tại Bệnh viện mắt quốc tế Nhật Bản về cách điều trị hiệu quả và những yếu tố mà ba mẹ cần lưu ý khi con bị nhược thị. 

kham-mat-cho-tre
Nhược thị là một trong những vấn đề thị lực phổ biến ở trẻ em

Nhược thị là gì?

Nhược thị (mắt lười) là tình trạng suy giảm thị lực không thể cải thiện được bằng các giải pháp điều trị như đeo kính gọng, đeo kính áp tròng, nhỏ thuốc hay phẫu thuật. Đây thường là hệ quả của các căn bệnh như lác, tật khúc xạ (cận, viễn, loạn), đục thủy tinh thể, sẹo giác mạc,...

Mắt của trẻ được đánh giá là nhược thị khi thị lực chỉnh kính tối đa dưới 7/10 hoặc có sự chênh lệch thị lực lớn giữa 2 mắt. Tình trạng nhược thị thường xuất hiện và phát triển khi còn nhỏ và ảnh hưởng tới thị lực của người bệnh cho đến khi trưởng thành. 

👉 Tìm hiểu thêm về bệnh nhược thị: https://jieh.vn/benh-ve-mat/nhuoc-thi.html

Cách chẩn đoán nhược thị

Khi phát hiện con có dấu hiệu nhược thị như nhìn mờ một mắt hoặc hai mắt, mỏi mắt, lác mắt, sụp mi, nghiêng đầu khi nhìn vật,... ba mẹ cần nhanh chóng cho con đi khám mắt để các bác sĩ nhãn khoa chẩn đoán và có phương pháp can thiệp kịp thời nhằm bảo vệ thị lực của trẻ.

Theo Bác sĩ Nguyễn Phượng Quỳnh Anh tại Bệnh viện mắt quốc tế Nhật Bản, để chẩn đoán tình trạng nhược thị, trẻ cần được thăm khám thường xuyên và đánh giá liên tục để đưa ra kết quả chính xác nhất. Thông thường, các bác sĩ sẽ chỉ định những phương pháp sau để kiểm tra tình trạng nhược thị:

  • Trẻ dưới 3 tuổi: Sử dụng đèn để đánh giá khả năng nhìn tập trung và theo dõi vật thể chuyển động. Sử dụng bảng đo thị lực với những hình thù đơn giản để kiểm tra thị lực.
  • Trẻ từ 3 tuổi trở lên: Sử dụng bảng đo thị lực bằng hình ảnh hoặc chữ cái để kiểm tra.
  • Lưu ý: Bác sĩ có thể tra liệt điều tiết cho trẻ để thuận lợi và dễ dàng hơn trong quá trình thăm khám và đưa ra kết quả chính xác.

👉 Đăng ký khám và chẩn đoán nhược thị tại Bệnh viện mắt quốc tế Nhật Bản: https://jieh.vn/dat-lich-kham

bac-si-nhan-nhi
Bác sĩ Nguyễn Phượng Quỳnh Anh - chuyên gia nhãn nhi tại Bệnh viện mắt quốc tế Nhật Bản

Bị nhược thị có chữa khỏi được hay không?

Mặc dù khó điều trị, ba mẹ vẫn có thể hồi phục thị lực cho con nếu phát hiện và khắc phục tình trạng nhược thị sớm. Khi trẻ còn nhỏ, các kết nối giữa mắt và não đang trong quá trình hình thành và phát triển, việc điều trị nhược thị sẽ thuận lợi và có tỷ lệ thành công cao hơn. Theo Bác sĩ Nguyễn Phượng Quỳnh Anh tại Bệnh viện mắt quốc tế Nhật Bản, trẻ dưới 8 tuổi có khả năng điều trị thành công cao nhất, trẻ từ 8 - 18 tuổi thì tỷ lệ thành công sẽ giảm dần theo độ tuổi nhưng vẫn có thể đáp ứng với phác đồ điều trị, người trên 18 tuổi sẽ khó điều trị. Vì vậy, tính thời điểm rất quan trọng trong việc khôi phục thị lực cho trẻ bị nhược thị.

nhuoc-thi
Trẻ điều trị nhược thị bằng miếng dán mắt

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và mức độ ảnh hưởng của tình trạng nhược thị, bác sĩ sẽ có những chỉ định điều trị như sau:

  • Đeo kính gọng hoặc kính áp tròng: Khắc phục tật khúc xạ (cận, viễn, loạn) nếu đây là nguyên nhân gây nên tình trạng nhược thị.
  • Đeo miếng dán mắt: Để kích thích bên mắt yếu tăng cường hoạt động, trẻ sẽ đeo miếng dán lên mắt có thị lực tốt hơn trong khoảng 2 - 6 tiếng mỗi ngày. 
  • Sử dụng bộ lọc Bangerter: Tương tự như miếng dán mắt, trẻ có thể đặt bộ lọc Bangerter trên mắt kính như một lớp phủ mờ để tăng cường hoạt động cho bên mắt yếu hơn.
  • Sử dụng thuốc nhỏ mắt: Một số loại thuốc Isopto Atropine có thể tạm thời làm mờ thị lực ở mắt khỏe hơn, từ đó khuyến khích bên mắt yếu phải hoạt động nhiều hơn và dần cải thiện thị lực cho trẻ. Đây là loại thuốc kê đơn, thường được sử dụng hằng ngày hoặc cuối tuần. Tuy nhiên, loại thuốc này sẽ có tác dụng phụ như nhạy cảm với ánh sáng và kích ứng mắt.
  • Thực hiện phẫu thuật: Trong trường hợp nguyên nhân nhược thị đến từ sụp mí, lác hoặc đục thủy tinh thể, trẻ sẽ cần can thiệp tới các biện pháp phẫu thuật. 
  • Lưu ý: Các phương pháp như vẽ, giải câu đố, vui chơi chưa được chứng minh hiệu quả điều trị. 

Theo một số nghiên cứu khoa học, tỷ lệ thành công của phương pháp điều trị nhược thị bằng miếng dán hoặc thuốc Isopto Atropine khá cao (lên đến 50% - 80%).

Đối với hầu hết trẻ em mắc nhược thị, quá trình điều trị sẽ kéo dài từ vài tuần đến vài tháng hoặc từ 6 tháng - 2 năm. Một lưu ý quan trọng mà ba mẹ cần nắm rõ đó là cần cho trẻ đi khám mắt định kỳ 6 tháng/lần hoặc theo chỉ định của bác sĩ vì tình trạng nhược thị có tỷ lệ tái phát lên tới 25%. 

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp, ba mẹ hãy liên hệ tới Hotline 0902 24 22 91 hoặc Fanpage facebook.com/JIEH32PDC để được đội ngũ chuyên gia tại Bệnh viện mắt quốc tế Nhật Bản tư vấn kịp thời!