5 DẤU HIỆU CỦA CẬN THỊ NHẸ MÀ BẠN KHÔNG NÊN BỎ QUA

31/05/2024

Cận thị nhẹ không có biểu hiện rõ ràng nên thường bị người bệnh bỏ qua. Việc không phát hiện và điều trị sớm có thể khiến cận thị tiến triển nặng hơn, người bệnh có nguy cơ cao mắc những biến chứng nghiêm trọng sau này (bệnh võng mạc, thoái hóa hoàng điểm,...). Dưới đây là 5 dấu hiệu của cận thị nhẹ mà người bệnh cần lưu ý.

can-thi
Cận thị nhẹ cần được phát hiện và điều trị sớm

Cận thị nhẹ là gì?

Cận thị là một tật khúc xạ phổ biến, khiến người bệnh chỉ có thể nhìn rõ vật ở khoảng cách gần và nhìn mờ nhoè ở khoảng cách xa. Cận thị nhẹ chỉ những người có độ cận từ 0,25 - 3 diop. Một số nguyên nhân dẫn tới cận thị nhẹ bao gồm yếu tố di truyền từ ba mẹ, người bệnh nhìn gần liên tục trong thời gian dài, cấu trúc giác mạc thay đổi,... 

6 dấu hiệu của cận thị nhẹ

Thường xuyên nheo mắt, nhắm một mắt hoặc nghiêng đầu để nhìn vật ở khoảng cách xa

Do khả năng nhìn xa kém, người mắc tật cận thị nhẹ (đặc biệt là trẻ em) thường có xu hướng vô thức đưa cổ về phía trước, nheo mắt, nhắm một mắt hoặc nghiêng đầu để quan sát rõ hơn. Khi đó, người cận thị có thể điều chỉnh góc nhìn để hình ảnh hội tụ gần hơn với võng mạc bằng cách nghiêng đầu, hay nheo mắt để ép trục nhãn cầu ngắn lại từ đó nhìn rõ hơn, hoặc nhắm một mắt để phụ thuộc vào bên mắt có thị lực tốt hơn.

doc-sach
Người mắc cận thị nhẹ thường cúi sát đầu để đọc sách

Khó quan sát trong điều kiện ánh sáng yếu

Khi di chuyển hay lái xe vào ban đêm, người bị cận thị nhẹ thường thấy tầm nhìn mờ nhòe hơn, khó quan sát các vật xung quanh. Ánh sáng có tác dụng truyền tải hình ảnh đến võng mạc, để gửi tín hiệu lên não, giúp người bệnh nhận thức được sự vật đang quan sát. Ở mắt cận thị, ánh sáng không tập trung chính xác trên võng mạc, đồng thời trong điều kiện thiếu ánh sáng, mắt sẽ phải điều tiết nhiều hơn, nên hình ảnh sẽ càng trở nên mờ nhòe hơn so với ban ngày.

lai-xe-ban-dem
Việc quan sát khi lái xe vào ban đêm trở nên khó khăn hơn đối với người bệnh

Đau mỏi mắt, nhức đầu, chảy nước mắt

Khi người bệnh sử dụng mắt quá tải, khiến mắt phải điều tiết trong thời gian dài, tình trạng đau mỏi mắt, đau nhức đầu ở vùng thái dương hoặc trán có thể xảy ra. Đặc biệt, khi nhìn vật thể quá lâu và quên chớp mắt, người bệnh có thể bị chảy nước mắt.

dau-mat
Cận thị nhẹ khiến người bệnh thường xuyên đau nhức mắt

Nhạy cảm với ánh sáng mạnh

Nhạy cảm với ánh sáng là dấu hiệu của nhiều bệnh lý tại mắt (viêm củng mạc, viêm kết mạc,...), trong đó có cận thị nhẹ. Các nguồn ánh sáng mạnh đến từ mặt trời, đèn pha, đèn tín hiệu,... có thể khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, mắt trở nên nhạy cảm, có xu hướng né tránh và sợ ánh sáng. Một số người bệnh còn đi kèm với triệu chứng đau đầu, buồn nôn. 

nhay-cam-anh-sang
Mắt cận thị nhẹ thường nhạy cảm hơn với ánh sáng

Khô mắt

Tiến sĩ Hirayama và các cộng sự từ Khoa Nhãn khoa tại Trường Đại học Y Keio (Tokyo) đã chỉ ra rằng có mối liên hệ chặt chẽ giữa tật cận thị và hội chứng khô mắt. Theo nghiên cứu lâm sàng, người mắc tật cận thị thường khô mắt nhiều hơn. Đặc biệt những người mắc cận thị nặng ở độ tuổi thanh thiếu niên thì hầu hết đều bị khô mắt.

kho-mat
Người cận nhẹ hay bị khô mắt

Cần làm gì khi bị cận thị nhẹ?

Cách khắc phục cận thị nhẹ

Nhiều người nghĩ rằng cận thị nhẹ không nhất thiết phải đeo kính, tuy nhiên, điều này có thể khiến cận thị tiến triển nặng hơn và gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nghiêm trọng khác như thoái hóa/rách/bong võng mạc, đục thủy tinh thể, thoái hóa hoàng điểm,... Khi phát hiện những dấu hiệu của cận thị nhẹ, người bệnh cần khám mắt và nhận chỉ định điều trị từ bác sĩ nhãn khoa: 

  • Đeo kính gọng, kính áp tròng mềm hoặc kính đa tròng. 
  • Đeo kính áp tròng cứng Ortho-K, giúp triệt tiêu độ khúc xạ tạm thời và kiểm soát tiến triển cận thị hiệu quả tới 63% ở người dưới 18 tuổi. 
  • Phẫu thuật khúc xạ đối với người trên 18 tuổi, có độ cận không tăng quá 0.75 diop trong 6 tháng, không muốn phụ thuộc vào các loại kính hỗ trợ.
deo-kinh
Người bệnh đeo kính để khắc phục tật cận thị nhẹ

Cách chăm sóc và bảo vệ đôi mắt cận thị nhẹ

Để chăm sóc tốt cho mắt cận thị và phòng tránh tăng độ cận, người bệnh có thể tham khảo một số cách sau: 

  • Đeo kính thường xuyên và đúng số, đúng tâm mắt.
  • Điều chỉnh khoảng cách giữa mắt và vật thể ít nhất 60cm; ngồi thẳng, tránh gù lưng và dí sát mắt vào màn hình, bàn làm việc.
  • Tập thể dục cho mắt sau mỗi 20 phút làm việc, cho mắt nhìn ra xa hoặc nhắm mắt nghỉ ngơi.
  • Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời ít nhất 2 tiếng 1 ngày.
  • Bổ sung thực phẩm có lợi cho mắt, chứa vitamin A, omega 3, lutein, zeaxanthin.
  • Khám mắt định kỳ 6 tháng 1 lần để kiểm tra tình trạng mắt, thay đổi tròng kính nếu cần thiết.

👉 Đăng ký khám mắt tại Bệnh viện mắt quốc tế Nhật Bản (chỉ từ 250.000đ): https://jieh.vn/dat-lich-kham

kham-mat
Người bệnh khám mắt tại Bệnh viện mắt quốc tế Nhật Bản

Việc phát hiện và điều trị kịp thời không chỉ giúp người bệnh duy trì thị lực tốt mà còn tránh được những biến chứng không mong muốn. Nếu nhận thấy dấu hiệu bất thường, hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa mắt để được kiểm tra và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.