NHÌN MỜ - NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

28/03/2023

Mắt nhìn mờ là triệu chứng phổ biến và thường gặp ở mọi lứa tuổi. Tình trạng này có thể xuất phát từ thói quen sinh hoạt, sử dụng mắt,... nhưng cũng có thể là dấu hiệu nhận biết những căn bệnh nghiêm trọng hơn ở mắt và toàn thân. Cùng Bệnh viện mắt quốc tế Nhật Bản tìm hiểu các nguyên nhân gây mờ mắt và cách điều trị hiệu quả thông qua bài viết dưới đây!

mat-mo

Nhìn mờ là gì?

Nhìn mờ là hiện tượng thị lực suy giảm, các vật thể trước mắt bị mất độ sắc nét, ở khoảng cách gần, xa hoặc cả hai. Mắt nhìn mờ có thể xuất hiện ở một bên mắt hoặc cả hai mắt.

Nhìn mờ là biểu hiện rõ ràng nhất của người bệnh khi mắc các tật khúc xạ, tuy nhiên, đó cũng có thể là dấu hiệu nhận biết sớm các bệnh lý nghiêm trọng hơn ở mắt, đặc biệt khi mắt có kèm theo một số hiện tượng sau:  

  • Tầm nhìn mờ như có màn sương chắn trước mắt.
  • Giảm tầm nhìn ngoại vi (thị trường hình ống), thị lực ở vùng ngoại vi (vùng viền) có thể bị mờ hoặc tối hơn vùng trung tâm.
  • Tầm nhìn bị cản trở, luôn cảm thấy có vật thể trôi nổi hoặc quầng sáng khiến mắt khó tập trung và nhìn rõ vào một khoảng cố định.
  • Tầm nhìn đôi, nhìn ba.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhìn mờ 

Tật khúc xạ

tat-khuc-xa

Nhìn mờ là hiện tượng phổ biến khi mắt có tật khúc xạ (cận, viễn, loạn thị). Mắt có tật khúc xạ là mắt xuất hiện những bất thường trong thành phần quang học, khiến các tia sáng hội tụ trước hoặc sau võng mạc làm hình ảnh của vật mà mắt nhìn thấy bị mờ, nhòe. Tật khúc xạ khiến bệnh nhân nhìn không rõ, mỏi mắt, co quắp mi ảnh hưởng đến sinh hoạt và chất lượng cuộc sống. 

Đục thủy tinh thể 

duc-thuy-tinh-the

Nhìn mờ có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm cho bệnh đục thủy tinh thể. Đục thủy tinh thể (cườm khô, cườm đá) là hiện tượng protein tập trung thành đám, tạo ra những vùng mờ đục trong thủy tinh thể, làm ánh sáng đi qua bị tán xạ, cản trở ánh sáng đến võng mạc. Đục thủy tinh thể làm cho thị lực của bệnh nhân suy giảm, mắt nhìn mờ và nếu không kịp thời chữa trị có thể dẫn đến mù lòa. Ngoài ra, đục thủy tinh thể đến độ chín có thể gây tăng nhãn áp, đỏ mắt, đau nhức mắt và đau đầu. Khi đó, không những bệnh nhân bị mù lòa vĩnh viễn mà còn phải múc bỏ nhãn cầu.

Glôcôm

glocom

Khi mắc bệnh Glôcôm, áp suất trong mắt sẽ tăng cao làm tổn thương dây thần kinh thị giác, dẫn đến mất thị trường, thậm chí mù lòa nếu không được điều trị kịp thời. Nếu thị lực mắt mờ nhòe, kết hợp với hiện tượng giảm tầm nhìn ngoại vi (thị trường hình ống) thì có khả năng cao đây là triệu chứng của bệnh Glôcôm.

Thoái hóa điểm vàng 

thoai-hoa-diem-vang

Thoái hóa điểm vàng có thể gây mờ mắt do một phần của võng mạc (điểm vàng) bị tổn thương theo thời gian. Đây là căn bệnh phổ biến ở người lớn tuổi và có nguy cơ gây mù lòa đứng thứ 3 trên thế giới.

Viêm giác mạc 

viem-giac-mac

Mắt nhìn mờ có thể do viêm giác mạc gây ra, do có vật thể lạ ở trong mắt, từ đó ảnh hưởng tới thị lực. Một số nguyên nhân dẫn đến viêm giác mạc có thể kể đến nhiễm trùng (virus, vi khuẩn), dị ứng. Đây là một tình trạng tạm thời, thị lực sẽ được khôi phục sau khi bệnh được điều trị khỏi.

Khô mắt

kho-mat

Khô mắt không chỉ mang đến cảm giác cộm vướng, đau rát, khó chịu mà còn có thể khiến thị lực tạm thời bị dao động, mờ nhòe. Mắt có thể bị khô do nhiều nguyên nhân khác nhau như thay đổi thời tiết, không chớp mắt thường xuyên, bít tắc tuyến bờ mi… Khi bị khô mắt, bệnh nhân cần được thăm khám và điều trị để tránh tình trạng này kéo dài gây nên những vấn đề nghiêm trọng hơn tại mắt. 

Chấn thương mắt 

chan-thuong-mat

Nếu mắt gặp phải các chấn thương đến từ vật thể lạ (kim loại, thủy tinh, vụn gỗ,...) hay hóa chất bắn vào mắt, thị lực của người bệnh cũng sẽ bị ảnh hưởng với mức độ nặng nhẹ khác nhau tùy theo tính chất nghiêm trọng của vết thương. Khi gặp phải các chấn thương mắt, người bệnh cần trực tiếp đến các cơ sở nhãn khoa uy tín để thăm khám và điều trị thay vì tự điều trị tại nhà để tránh tình trạng nhiễm trùng tiến triển nặng hơn.

kham-mat

Để tìm được nguyên nhân chính xác gây nên thị lực mờ nhòe, người bệnh nên đến bệnh viện chuyên khoa mắt để được thăm khám với các thiết bị máy móc hiện đại và tư vấn bởi bác sĩ chuyên môn cao. 

👉  Đăng ký khám mắt tại Bệnh viện mắt quốc tế Nhật Bản: https://jieh.vn/dat-lich-kham

Cách điều trị tình trạng nhìn mờ

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây suy giảm thị lực, người bệnh có thể cân nhắc thực hiện các phương pháp điều trị như:

  • Điều trị theo chỉ định của bác sĩ nhãn khoa: Sử dụng thuốc nhỏ mắt, kính gọng, kính áp tròng hoặc laser, phẫu thuật.
  • Cải thiện chế độ ăn uống: Bổ sung một số thực phẩm có lợi như lutein, zeaxanthin, rau lá xanh, trái cây họ cam quýt,...
an-uong-khoa-hoc
Cải thiện chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp củng cố sức khỏe thị lực
  • Thói quen sử dụng mắt khoa học: Điều tiết mắt thường xuyên, áp dụng các bài tập cho mắt như quy tắc 20-20-20 (cứ 20 phút nhìn gần thì nhìn xa với khoảng cách 20 feet trong vòng 20 giây).
  • Chăm sóc sức khỏe toàn thân: Kiểm soát các chỉ số trong cơ thể nếu bệnh nhân mắc các bệnh huyết áp, tiểu đường, tim mạch,...
  • Khám mắt định kỳ 6 tháng/lần: Mờ mắt có thể cải thiện, kiểm soát tốt nếu được thăm khám và điều trị sớm. Tuy nhiên, cũng có một số nguyên nhân gây mờ mắt nghiêm trọng hơn, vậy nên việc khám mắt định kỳ 6 tháng/lần là rất quan trọng và cần thiết. Đặc biệt, nếu mắt bị mờ đột ngột đi kèm với tầm nhìn đôi, nhìn ba, đau mắt hoặc đau đầu dữ dội, người bệnh cần đến các cơ sở y tế ngay lập tức để tìm hiểu nguyên nhân và có phương án can thiệp kịp thời.