LOẠN THỊ CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

13/12/2024

Theo thống kê mới nhất năm 2024, tỷ lệ mắc tật khúc xạ tại Việt Nam đang gia tăng nhanh chóng và chiếm khoảng 40% dân số cả nước. Trong đó, loạn thị là một trong những tật khúc xạ phổ biến, có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Vậy tật loạn thị có nguy hiểm không? Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Bệnh viện mắt quốc tế Nhật Bản tìm hiểu chi tiết về tật loạn thị và phương pháp điều trị khoa học khi mắc phải tình trạng này.

loan-thi
Loạn thị là bệnh lý phổ biến tại Việt Nam

Loạn thị là gì?

Loạn thị là tình trạng ánh sáng không hội tụ chính xác trên võng mạc, dẫn tới hiện tượng hình ảnh trở nên mờ nhòe hoặc méo mó. 

Nguyên nhân chính gây ra tật loạn thị là do giác mạc hoặc thủy tinh thể của mắt có độ cong không đồng đều. Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc tật loạn thị bao gồm:

  • Di truyền từ bố mẹ sang con.
  • Chấn thương mắt.
  • Sau phẫu thuật mắt.
  • Biến chứng từ các bệnh lý khác như sẹo giác mạc, thoái hóa giác mạc, giác mạc chóp,....
loan-thi
Ở mắt loạn thị, các tia sáng hội tụ tại nhiều điểm trên võng mạc thay vì một điểm như mắt chính thị

Loạn thị có thể xuất hiện độc lập hoặc đi kèm với các tật khúc xạ khác như cận thịviễn thị. Các triệu chứng thường gặp của loạn thị bao gồm:

  • Nhìn thấy vật thể bị biến dạng, xuất hiện 2 – 3 bóng mờ ở mọi khoảng cách.
  • Đau đầu, chóng mặt, đặc biệt khi phải tập trung nhìn vào một vật trong thời gian dài.
  • Thường xuyên cảm thấy mỏi mắt hoặc khó chịu ở vùng mắt.
  • Nhìn thấy ánh sáng chói hoặc quầng sáng xung quanh các nguồn sáng.
  • Hay chảy nước mắt mà không rõ nguyên nhân.

Loạn thị có nguy hiểm không?

Loạn thị không phải là một bệnh lý nguy hiểm vì không gây mất thị lực hoàn toàn và có thể được điều trị hiệu quả. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện sớm và xử lý kịp thời, tình trạng này có thể dẫn đến một số hệ lụy như:

  • Giảm chất lượng cuộc sống: Loạn thị làm giảm khả năng nhìn rõ các vật thể, khiến các hoạt động thường ngày (như lái xe, đọc sách, vui chơi, vận động,...) trở nên khó khăn hơn. Điều này cũng ảnh hưởng đến hiệu suất học tập và làm việc của người bệnh.
dui-mat
Loạn thị có thể giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân
  • Nguy cơ nhược thị ở trẻ em: Trẻ em bị loạn thị nếu không được điều trị kịp thời có thể đối mặt với nguy cơ mắc nhược thị. Tình trạng này khiến thị lực suy giảm mà không thể cải thiện được bằng cách đeo kính gọng/ áp tròng, gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng thị giác của trẻ trong tương lai.
nhuoc-thi
Loạn thị có thể làm tăng nguy cơ nhược thị ở trẻ em nếu không được điều trị đúng cách

Cách phòng tránh loạn thị

Hiện nay, chưa có phương pháp nào được chứng minh hiệu quả trong phòng tránh tật loạn thị, đặc biệt là loạn thị do yếu tố di truyền. Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, bệnh nhân có thể áp dụng lối sống khoa học và bảo vệ mắt đúng cách để hạn chế nguy cơ mắc phải tật khúc xạ này.

  • Sử dụng kính bảo hộ khi  làm việc ở môi trường bụi bẩn hoặc nguy hiểm.
  • Tránh di chuyển gần các khu vực thi công.
  • Cẩn trọng khi tham gia các hoạt động mạo hiểm như leo núi, nhảy dù,...
  • Khi có tổn thương, viêm nhiễm tại mắt, cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và nhận chỉ định điều trị từ bác sĩ, tránh việc tự ý dùng thuốc gây biến chứng và để lại sẹo trên giác mạc gây loạn thị.

Một số lưu ý khác giúp bảo vệ sức khỏe chung cho mắt có thể kể đến như: 

  • Giữ khoảng cách hợp lý khoảng 60cm khi đọc sách hoặc sử dụng các thiết bị điện tử, thiết lập không gian làm việc có đầy đủ ánh sáng, đeo kính chống ánh sáng xanh nếu sử dụng thiết bị điện tử.
  • Duy trì lối sống sinh hoạt lành mạnh.
  • Điều trị các bệnh lý gây loạn thị (giác mạc chóp, đục thủy tinh thể, sẹo giác mạc,...).
  • Điều trị bổ sung nếu gặp biến chứng sau các phẫu thuật tại mắt.
  • Khám mắt định kỳ 6 tháng 1 lần để kiểm tra tình trạng loạn thị và có các chỉ định điều trị khi cần thiết.

👉 Đăng ký khám và điều trị loạn thị tại Bệnh viện mắt quốc tế Nhật Bản (chỉ từ 250.000đ) tại đây.

an-uong
Bệnh nhân nên ăn uống lành mạnh để hạn chế loạn thị

Loạn thị có chữa được không?

Với sự phát triển của ngành nhãn khoa hiện nay, tật loạn thị có thể được cải thiện nhờ đeo kính hoặc điều trị hiệu quả bằng các phương pháp phẫu thuật khúc xạ tiên tiến.

Sử dụng kính

Bệnh nhân có thể điều chỉnh tật loạn thị bằng cách sử dụng kính gọng/ kính áp tròng có độ loạn thị phù hợp, giúp ánh sáng hội tụ đúng lên võng mạc, từ đó cải thiện tầm nhìn và mang lại hình ảnh rõ nét. 

Đối với người bệnh không muốn phụ thuộc vào kính gọng/ kính áp tròng, có thể tham khảo kính đeo ban đêm Ortho-K, phù hợp với loạn thị nhẹ dưới 3 độ. Kính Ortho-K hoạt động với cơ chế định hình lại giác mạc khi đeo trong 7 - 8 tiếng lúc ngủ, từ đó triệt tiêu độ loạn thị tạm thời vào ban ngày.

kham-mat
Bệnh nhân thăm khám và cấp đơn kính loạn thị tại Bệnh viện mắt quốc tế Nhật Bản

Phẫu thuật loạn thị

Khi đủ 18 tuổi, bệnh nhân có thể cân nhắc các phương pháp phẫu thuật khúc xạ (Phakic, ReLEx SMILE, Femtosecond Lasik) để triệt tiêu hoàn toàn độ loạn thị trên mắt, khôi phục tầm nhìn rõ nét và giảm sự phụ thuộc vào kính. 

Hiện nay, các phương pháp phẫu thuật loạn thị đều có tỷ lệ thành công cao (lên tới 98%), thời gian mổ nhanh chóng chỉ 15 phút, không đau, không chảy máu, không cần khâu, giúp bệnh nhân có thể xuất viện trong ngày và khôi phục thị lực nhanh chóng.

👉 Đăng ký thăm khám và nhận tư vấn phẫu thuật loạn thị MIỄN PHÍ cùng Bệnh viện mắt quốc tế Nhật Bản tại đây.

phau-thuat
Bệnh nhân điều trị loạn thị bằng phẫu thuật ReLEx SMILE tại Bệnh viện mắt quốc tế Nhật Bản

Bệnh nhân cần lưu ý rằng, tật loạn thị không thể tự khỏi hay được điều trị dứt điểm nhờ các bài tập mắt, thuốc đông y hay bấm huyệt. Khi có các dấu hiệu của loạn thị, người bệnh nên đến các cơ sở nhãn khoa uy tín để được thăm khám và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp. Mặc dù loạn thị không phải bệnh lý nguy hiểm, bệnh nhân vẫn cần theo dõi thường xuyên để bảo vệ thị lực.