HỆ QUẢ MÙ LÒA DO ĐỤC THỦY TINH THỂ - NGUYÊN NHÂN, PHÒNG TRÁNH VÀ ĐIỀU TRỊ
Đục thủy tinh thể vẫn được coi là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa trên thế giới dù đã có những cải tiến trong công nghệ điều trị. Thông thường, đục thủy tinh thể do tuổi già sẽ mất vài thập kỷ để thị lực suy giảm dẫn đến mù lòa. Tuy nhiên, một số nguyên nhân khác có thể khiến bệnh tiến triển nhanh hơn. Hãy nắm rõ những nguyên nhân dẫn đến biến chứng mù lòa do đục thủy tinh thể để biết cách phòng tránh và điều trị hiệu quả thông qua bài viết dưới đây.
Tại sao bệnh đục thủy tinh thể có thể dẫn đến mù lòa?
Đục thủy tinh thể là hiện tượng protein tập trung thành đám, tạo ra những vùng mờ đục trong thủy tinh thể, làm ánh sáng đi qua bị tán xạ, cản trở ánh sáng đến võng mạc. Đục thủy tinh thể làm cho thị lực của bệnh nhân suy giảm, tầm nhìn mờ và nếu không kịp thời chữa trị có thể dẫn đến mù lòa.
Theo thời gian, thủy tinh thể trong mắt sẽ ngày càng đục hơn do tác động của môi trường và lối sống của người bệnh. Một số nguyên nhân khác dẫn đến bệnh đục thủy tinh thể bao gồm lạm dụng steroid, di truyền, chấn thương mắt, tiếp xúc nhiều với tia bức xạ, sử dụng chất kích thích, mắc các bệnh khác (tiểu đường, huyết áp cao, bệnh võng mạc, viêm màng bồ đào,...).
Đặc biệt, hiện tượng protein tập trung thành đám diễn ra nhanh hơn sau tuổi 50. Chính vì vậy, lão hóa thường là nguyên nhân phổ biến dẫn đến bệnh đục thủy tinh thể. Theo một số thống kê, khi con người đến độ tuổi 80 thì đều mắc đục thủy tinh thể ở một mức độ nào đó.
Các nguyên nhân gây bệnh và ảnh hưởng của chúng tới thị lực
Đục thủy tinh thể do tuổi tác là loại bệnh phổ biến nhất hiện nay, với quá trình tiến triển chậm và gây mù lòa sau vài thập kỷ.
Đục thủy tinh thể do chấn thương là loại bệnh có thể khiến thị lực suy giảm và dẫn đến mù lòa nhanh hơn. Những chấn thương mắt xảy ra khi bị vật thể tác động mạnh hoặc cắt xuyên qua có thể làm hư hỏng sợi thủy tinh thể, dẫn đến đục thủy tinh thể do chấn thương xuất hiện ngay lập tức hoặc trong vài tháng.
Bức xạ từ ánh nắng mặt trời hoặc từ các phương pháp điều trị y tế cũng có thể gây ra đục thủy tinh thể. Nếu bị mắc đục thủy tinh thể do nguyên nhân này, người bệnh cũng có thể mất thị lực nhanh hơn.
Đục thủy tinh thể cũng có thể xuất hiện ở trẻ em. Ở trường hợp này, bệnh thường xuất hiện từ lúc mới sinh hoặc hình thành trong vài tuần đầu đời. Yếu tố di truyền là nguyên nhân gây ra đục thủy tinh thể ở trẻ em. Để ngăn ngừa bệnh ảnh hưởng tới thị lực trong tương lai, bác sĩ nhãn khoa sẽ can thiệp phẫu thuật ngay khi phát hiện bệnh.
Nguy cơ mù lòa do đục thủy tinh thể có cao không?
Nguy cơ mù lòa do đục thủy tinh thể không cao nếu người bệnh tầm soát, phát hiện và điều trị sớm. Một số dấu hiệu cảnh báo cho bệnh đục thủy tinh thể bao gồm:
- Thị lực suy giảm, nhìn mờ.
- Xuất hiện quầng sáng xung quanh vật thể.
- Giảm cảm nhận màu sắc.
- Nhạy cảm với ánh sáng.
- Thị lực kém vào ban đêm.
- Nhìn đôi, nhìn ba.
Ở giai đoạn đầu của đục thủy tinh thể, người bệnh thường không nhận ra mình bị mắc bệnh do không cảm nhận được dấu hiệu rõ ràng. Đặc biệt, bệnh đục thủy tinh thể do tuổi tác có thể tiến triển chậm đến mức người bệnh không nhận thức được sự thay đổi về thị lực của mình.
Ở giai đoạn nặng hơn, khi thị lực của người bệnh suy giảm trầm trọng, hiện tượng khuyết thị trường xảy ra, các dấu hiệu nhận biết trở nên rõ rệt và thường xuyên, người bệnh mới biết mình mắc đục thủy tinh thể.
Tại thời điểm phát hiện bệnh, hãy đi khám và điều trị trong thời gian sớm nhất có thể để ngăn chặn hệ quả mù lòa do bệnh gây nên. Càng tầm soát sớm, người bệnh càng có cơ hội đạt thị lực tốt.
Thông thường, đục thuỷ tinh thể có thể dễ dàng được đẩy lùi nếu bệnh nhân phát hiện và điều trị kịp thời tại cơ sở nhãn khoa uy tín. Trong một số trường hợp đặc biệt, bệnh nhân có thị lực chỉ đạt 1/10 do đục thủy tinh thể cũng có thể phẫu thuật thành công và khôi phục thị lực. Tuy nhiên, phẫu thuật điều trị trong các trường hợp này không đảm bảo mang lại thị lực tối đa cho người bệnh cũng như tồn tại nguy cơ cao xảy ra biến chứng hậu phẫu. Chính vì vậy, để bảo vệ mắt khỏi bệnh đục thủy tinh thể, việc thăm khám định kỳ 6 tháng/lần cùng bác sĩ nhãn khoa rất quan trọng.
Đăng ký khám mắt phát hiện bệnh đục thủy tinh thể tại Bệnh viện mắt quốc tế Nhật Bản: https://jieh.vn/dat-lich-kham.
Cách phòng tránh bệnh đục thủy tinh thể
Hiện nay, chưa có giải pháp nào được khoa học chứng minh có thể ngăn ngừa bệnh đục thủy tinh thể. Tuy nhiên, người bệnh có thể làm chậm quá trình tiến triển của bệnh bằng một số cách như sau:
- Đeo kính râm hoặc mũ để bảo vệ mắt khỏi ánh nắng mặt trời và các tác nhân bức xạ khác.
- Sử dụng kính bảo hộ khi thực hiện các hoạt động hoặc công việc có nguy cơ chấn thương mắt cao.
- Tránh sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia,...
- Tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, khói bụi.
- Có chế độ ăn uống lành mạnh, cân đối, nhiều trái cây tươi, rau xanh.
Cách điều trị bệnh đục thủy tinh thể
Hiện nay, phẫu thuật thay thuỷ tinh thể nhân tạo là phương pháp được công nhận trong điều trị bệnh đục thủy tinh thể với tính hiệu quả và an toàn cao. Các phương pháp phẫu thuật được thực hiện với cơ chế loại bỏ thủy tinh thể cũ và thay bằng thủy tinh thể nhân tạo mới, có tỷ lệ thành công lên đến 99%, hầu như không gây đau đớn cho người bệnh và diễn ra nhanh chóng chỉ trong 15 phút. Người bệnh có thể tham khảo phẫu thuật Phaco truyền thống và phẫu thuật Laser Cataract tân tiến nhất hiện nay.
Bệnh viện mắt quốc tế Nhật Bản là cơ sở nhãn khoa đáng tin cậy để thực hiện phẫu thuật đục thủy tinh thể, với phẫu thuật viên đầu ngành TS.BS Vũ Anh Tuấn - Giám đốc chuyên môn bệnh viện, hệ thống Catalys (Johnson & Johnson - Mỹ) hàng đầu Đông Nam Á và dịch vụ chăm sóc toàn diện cho người bệnh.
Điều trị đục thủy tinh thể ngay để bảo vệ thị lực với chi phí chỉ từ 16.000.000 VND: https://jieh.vn/dieu-tri-duc-thuy-tinh-the.