TRẺ Ở ĐỘ TUỔI NÀO CẦN KIỂM SOÁT VÀ HẠN CHẾ TĂNG ĐỘ CẬN?

13/06/2022

Kiểm soát tiến triển cận thị là các phương pháp giúp làm hạn chế sự phát triển quá mức của chiều dài trục nhãn trục nhãn cầu, từ đó hạn chế việc tăng độ ở trẻ em. Cận thị tiến triển là một dạng của cận thị mà độ cận tăng nhanh với mức độ từ 1 diop trở lên mỗi năm, dễ mắc nhất ở độ tuổi từ 7-15. Cận thị cũng có thể khởi phát và tiến triển trong giai đoạn đầu ở tuổi trưởng thành, nhưng hầu hết các trường hợp, nguy cơ tăng độ cận thường diễn ra trong thời thơ ấu đặc biệt là trẻ trước 10 tuổi. 

Kiểm soát cận thị nên bắt đầu khi nào?

Câu trả lời là sớm nhất có thể! Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ có tật cận thị luôn luôn đi kèm với nguy cơ tăng độ liên tục trong suốt quá trình phát triển. Hậu quả mà cận thị tiến triển mang lại không chỉ là những bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày, ảnh hưởng đến chất lượng học tập và vui chơi mà độ cận tăng cao có thể làm tăng nguy cơ gặp các vấn đề nghiêm trọng về mắt sau này, chẳng hạn như đục thủy tinh thể, bong võng mạc, glôcôm - những bệnh lý gây suy giảm nghiêm trọng về thị lực nếu không được điều trị kịp thời. Vì vậy việc kiểm soát tiến triển cận thị cần được thực hiện càng sớm càng tốt. 

Đôi khi cha mẹ sẽ do dự trước quyết có nên sử dụng các phương pháp để hạn chế tăng độ cho con của mình hay không vì trẻ còn nhỏ tuổi. Theo họ, việc áp dụng một số phương pháp như đeo kính đa tròng sẽ cần nhiều thời gian để thích nghi hay sử dụng kính áp tròng hạn chế tăng độ sẽ phù hợp hơn với người trưởng thành. Tuy nhiên, hiện nay các phương pháp kiểm soát tiến triển cận thị đều được chứng minh có độ an toàn cao, hiệu quả và hoàn toàn phù hợp với trẻ nhỏ.

Phụ huynh cũng cần lưu ý rằng hiện nay chưa có phương pháp nào có thể làm ngưng hoàn toàn quá trình tăng độ ở trẻ em mà chỉ có thể giúp làm chậm lại sự tiến triển này. 

Kiểm soát tiến triển cận thị có thể dừng lại khi nào?

Nghiên cứu chỉ ra rằng khoảng một nửa số trẻ em bị cận thị sẽ có độ cận ổn định ở tuổi 16.  Nhưng vẫn sẽ có một nửa số trẻ em vẫn có sự tiến triển cận thị trong khoảng thời gian này. Trên thực tế, một nghiên cứu (1) trong bảy năm đã chỉ ra rằng:  

  • Một nửa số trẻ em bị cận thị sẽ có độ cận ổn định vào năm 16 tuổi
  • Ba phần tư sẽ ổn định độ cận vào năm 18 tuổi
  • 90% sẽ ổn định độ cận vào năm 21 tuổi.

Vì vậy, việc kiểm soát tiến triển cận thị ở trẻ em có thể sẽ cần diễn ra cho tới khi trẻ tốt nghiệp trung học, thậm chí khi vào đại học. Nghiên cứu cũng chỉ ra nếu trẻ em dành ít hơn 3 giờ mỗi ngày sử dụng mắt với khoảng cách gần (đọc sách, sử dụng thiết bị điện tử) độ cận thị sẽ có nhiều khả năng ổn định hơn vào tuổi 16 (2). 

Hiện nay, quá trình tiến triển cận thị có thể kiểm soát được bằng các biện pháp như sử dụng thuốc nhỏ mắt, đeo kính đúng số, sử dụng kính áp tròng cứng ban đêm Ortho-K hoặc sử dụng kính đa tròng theo chỉ định của Bác sỹ nhãn khoa. Quan trọng nhất là trẻ có tật cận thị cần được thăm khám định kỳ để theo dõi và đánh giá mức độ tiến triển cận thị, có các biện pháp điều trị kịp thời nhằm duy trì chất lượng thị giác của trẻ, giúp trẻ đảm bảo việc sinh hoạt và học tập, đồng thời tránh những diễn tiến không mong đợi

Tại Bệnh viện mắt quốc tế Nhật Bản, gói khám “Khúc xạ học đường” được thiết kế phù hợp với các bạn trong nhóm từ 6 -17 tuổi. Mỗi bệnh nhân khi đến khám đều được thực hiện các bước khám theo quy trình tiêu chuẩn Nhật Bản với các thiết bị, máy móc hiện đại.

Đặc biệt, Bệnh viện mắt quốc tế Nhật Bản dành tặng ưu đãi duy nhất cho bệnh nhân ở độ tuổi học đường (6-17 tuổi):

  • Giảm 50% phí thăm khám khúc xạ cho trẻ, chỉ 250.000 VND để trẻ được thăm khám kiểm tra thị lực kỹ lưỡng, đồng thời nhận tư vấn từ bác sỹ nhãn khoa.

Nguồn: 
(1): https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3850666/
(2): https://onlinelibrary.wiley.com/doi/full/10.1111/opo.12111