MẮT CẬN VỀ GIÀ CÓ HẾT KHÔNG?

20/09/2024

Một số ý kiến cho rằng người mắc tật cận thị khi về già thì mắt sẽ sáng rõ hơn, do tiến triển của tình trạng lão thị, khiến tầm nhìn xa được cải thiện. Để xác thực tính chính xác của vấn đề này, cũng như tìm hiểu rõ hơn về về tật cận thị và lão thị, hãy tham khảo bài viết sau đây từ Bệnh viện mắt quốc tế Nhật Bản.

can-thi
Một số bệnh nhân hy vọng mắt sẽ hết cận khi về già

Cận thị và lão thị là gì?

Cận thị xảy ra khi trục nhãn cầu dài hơn bình thường, khiến cho ánh sáng hội tụ tại một điểm ở trước võng mạc thay vì chính xác trên võng mạc, làm cho thị lực nhìn gần rõ nét nhưng thị lực nhìn xa bị mờ nhòe. Một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến cận thị có thể kể đến như yếu tố di truyền trong gia đình, yếu tố chủng tộc, người bệnh sử dụng mắt không khoa học hoặc tăng độ cận nhanh ở tuổi dậy thì. 

Người càng cận nặng thì thị lực nhìn xa càng bị suy giảm. Bệnh nhân cận thị thường gặp những triệu chứng như khó khăn khi quan sát các vật thể ở khoảng cách xa, mỏi mắt, căng tức mắt, nhức đầu.

can-thi
Tầm nhìn của bệnh nhân cận thị

Lão thị không phải là tật khúc xạ như cận thị, mà là tình trạng suy giảm chức năng điều tiết để nhìn gần do quá trình lão hóa tự nhiên gây nên. Khả năng đàn hồi của thủy tinh thể giúp mắt điều tiết thuận lợi, đưa hình ảnh của vật thể hội tụ chính xác lên võng mạc, giúp chúng ta nhìn rõ mọi thứ xung quanh. Khi tuổi tác tăng, cơ thể dần lão hóa, khiến thủy tinh thể bên trong mắt cũng xơ cứng và đàn hồi kém hơn, dẫn đến tình trạng người cao tuổi thường cảm thấy khó khăn khi nhìn gần.

Đây là bệnh lý thường gặp ở độ tuổi ngoài 40, với các biểu hiện như không thể nhìn rõ ở cự ly gần, có xu hướng cầm điện thoại và sách báo ra xa để nhìn rõ hơn, đau đầu, mỏi mắt.

lao-thi
Tầm nhìn của bệnh nhân lão thị

Mắt cận về già có hết không?

Đối với bệnh nhân có độ cận không quá cao, khi bị lão thị, độ cận trên mắt sẽ giúp hỗ trợ cho các công việc nhìn gần. Vậy nên, trong sinh hoạt hằng ngày như xem sách báo và điện thoại, người bệnh sẽ không cần phải đeo kính lão, mà vẫn có thể nhìn mọi vật rõ ràng. Tuy nhiên, với các công việc nhìn xa như lái xe và đi đường, người bệnh vẫn cần đeo kính để hỗ trợ. Đối với bệnh nhân có độ cận thị cao, khi bị lão thị, bệnh nhân sẽ cần đeo kính đa tròng hoặc đeo hai kính để hỗ trợ cho cả tầm nhìn xa và gần.

Vì hai nguyên nhân gây bệnh cận thị và lão thị hoàn toàn khác nhau, nên một người có thể mắc cận thị và lão thị cùng một lúc. Tình trạng cận thị có thể không bù đắp được hoàn toàn cho sự suy giảm chức năng điều tiết để nhìn gần do lão thị gây nên. Do đó, đối với những bệnh nhân mắc cận thị khi bước sang tuổi 40 có thể xuất hiện thêm cả tình trạng lão thị, gây cản trở tầm nhìn và khó khăn trong sinh hoạt.

Chuyên gia nhãn khoa tại Bệnh viện mắt quốc tế Nhật Bản giải đáp về tật cận thị và tình trạng lão thị khi về già

Phương pháp điều trị cận thị

Để điều trị cận thị, bệnh nhân có thể tham khảo 3 cách sau:

  • Sử dụng kính gọng hoặc kính áp tròng mềm để khôi phục tầm nhìn rõ nét cho người bệnh trong sinh hoạt hằng ngày. 
  • Sử dụng kính áp tròng cứng Ortho-K có cơ chế định hình giác mạc trong lúc ngủ từ 6-8 tiếng, giúp người bệnh khôi phục thị lực sáng rõ tạm thời vào ban ngày mà không cần sử dụng kính hỗ trợ. 
  • Phẫu thuật cận thị bằng phương pháp đặt thấu kính nội nhãn Phakic hoặc Laser như ReLEx SMILE, Femtosecond Lasik, SBK Lasik.

Phương pháp điều trị lão thị

Để điều trị lão thị, bệnh nhân có thể tham khảo 3 cách sau:

  • Sử dụng kính gọng hai tròng cho tầm nhìn tốt ở khoảng nhìn gần và khoảng nhìn xa, kính ba tròng cho tầm nhìn tốt ở cả ba khoảng nhìn là nhìn gần - trung gian - xa, kính đa tròng mang lại thị lực rõ nét ở các cự ly khác nhau.
  • Sử dụng kính áp tròng đơn tròng monovision để điều chỉnh cho một mắt nhìn gần tốt và một mắt nhìn xa tốt, kính áp tròng đa tròng có thiết kế phân chia các vùng nhìn với độ khúc xạ khác nhau trên một mắt kính giúp bệnh nhân có thể đồng thời nhìn tốt ở cả cự ly gần và xa. 
  • Phẫu thuật lão thị bằng phương pháp Laser LBV Presbyond hoặc công nghệ đặt thấu kính nội nhãn Phakic IPCL Presbyond.

Điều trị cận thị và lão thị tại Bệnh viện mắt quốc tế Nhật Bản

benh-vien
Bệnh viện mắt quốc tế Nhật Bản tọa lạc tại số 32 Phó Đức Chính, Trúc Bạch, Ba Đình, Hà Nội

Được đầu tư và quản lý bởi Tập đoàn Paris Miki Holdings (Nhật Bản), Bệnh viện mắt quốc tế Nhật Bản tự hào là cơ sở nhãn khoa đầu tiên tại Việt Nam cung cấp dịch vụ y tế đạt chuẩn Nhật Bản, dẫn đầu số lượng phẫu thuật Phakic tại Việt Nam & Phakic ICL tại Đông Nam Á và Úc, đạt giải thưởng Vietnam SMILE Ambassadors 2024, có hơn 250.000 lượt thăm khám, hơn 30.000 ca phẫu thuật thành công với tỷ lệ hài lòng lên đến 99%! 

Bệnh viện là địa chỉ uy tín để thăm khám và thực hiện các phẫu thuật mắt, với dịch vụ đa dạng đáp ứng nhu cầu mọi lứa tuổi, quy trình thăm khám và phẫu thuật chuyên nghiệp, đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, hệ thống máy móc hiện đại, cơ sở vật chất tiện nghi, dịch vụ nhanh chóng và chi phí hợp lý.

👉 Đặt lịch khám điều trị cận thị và lão thị cùng bác sĩ nhãn khoa tại đây

Có thể thấy, cận thị sẽ không tự hết khi về già. Thậm chí, người mắc tật cận thị khi về già có thể mắc thêm cả lão thị, khiến thị lực suy giảm ở cả khoảng cách xa và gần. Vậy nên việc thăm khám mắt cùng bác sĩ nhãn khoa và có kế hoạch điều trị sớm sẽ giúp bệnh nhân nhanh chóng tìm ra giải pháp duy trì thị lực và chất lượng cuộc sống tốt nhất cho bản thân.