LÃO THỊ - NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ

Là bệnh lý thường gặp ở độ tuổi ngoài 40, lão thị gây nên nhiều bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày cho người mắc, đặc biệt là những hoạt động cần nhìn gần như đọc sách, xem tivi, đồng thời gây nên các hiện tượng nhức đầu, mỏi mắt…

lão thị
Lão thị là tật khúc xạ gây suy giảm thị lực nhìn gần, thường xuất hiện ở độ tuổi ngoài 40.

Các triệu chứng của lão thị

Khi bị lão thị, người bệnh không thể nhìn rõ ở cự ly gần nên thường sẽ có xu hướng cầm điện thoại, sách báo ra xa để nhìn rõ hơn. Trong một số trường hợp, bệnh nhân vẫn có thể nhìn thấy rõ các vật ở gần nhưng lại gặp phải các triệu chứng như đau đầu, mỏi mắt khiến việc đọc sách báo hay làm các công việc ở cự ly gần trở nên không thoải mái và mệt mỏi hơn. 

Nguyên nhân gây ra lão thị

Lão thị là tình trạng suy giảm chức năng điều tiết để nhìn gần do quá trình lão hóa tự nhiên gây nên. Chức năng điều tiết của mắt có được là nhờ khả năng đàn hồi của thủy tinh thể giúp hội tụ hình ảnh của vật thể ở gần lên trên võng mạc. Qua thời gian, cùng với lão hóa tự nhiên của cơ thể, thể thủy tinh bên trong mắt  dần xơ cứng, khả năng đàn hồi kém hơn và dần mất đi tính linh hoạt vốn có dẫn đến khả năng điều tiết của mắt giảm, làm mắt khó khăn khi nhìn gần. 

mat-lao-thi
Minh hoạ hình ảnh mắt bình thường và mắt lão thị.

Điều trị bệnh lão thị 

Lão thị có thể được điều trị bằng cách sử dụng kính gọng, kính áp tròng hoặc phẫu thuật 

Sử dụng kính gọng: 

Kính gọng là giải pháp phổ biến nhất đối với hầu hết bệnh nhân lão thị. Nếu lão thị là vấn đề thị lực duy nhất ở mắt (mắt không bị cận thị, viễn thị hay loạn thị), kính đọc sách có thể là tất cả những gì bệnh nhân lão thị cần đến. Kính đọc sách hỗ trợ người bệnh trong các hoạt động đòi hỏi thị lực nhìn gần hay khi cần đọc sách báo, văn bản có cỡ chữ nhỏ.

Trong trường hợp mắt có các vấn đề về thị lực khác, bệnh nhân lão thị có thể cần sử dụng kính hai tròng, kính ba tròng hoặc kính đa tròng:

  • Kính hai tròng cho tầm nhìn tốt ở khoảng nhìn gần và khoảng nhìn xa. Ở kính hai tròng, mắt kính sẽ được chia làm hai vùng nhìn khác nhau bằng một đường thẳng, vùng phía trên cho phép mắt nhìn tốt ở cự ly xa và vùng phía dưới để nhìn tốt ở cự ly gần. Nhược điểm của kính hai tròng là mắt có thể gặp khó khăn ở khoảng nhìn trung gian (giữa nhìn xa và nhìn gần)
  • Kính ba tròng cho tầm nhìn tốt ở cả ba khoảng nhìn là nhìn gần, nhìn trung gian và nhìn xa. Tương tự như kính hai tròng, ở kính mắt ba tròng, mắt kính cũng sẽ được phân chia thành các vùng nhìn khác nhau để bệnh nhân có thể nhìn rõ cả ba cự ly chỉ với một chiếc kính. Với mắt kính ba tròng, thị lực ở phần giao thoa giữa các khoảng nhìn ở kính ba tròng có thể không thực sự rõ nét.
  • Kính mắt đa tròng có cơ chế tương tự như kính hai tròng hoặc kính ba tròng. Tuy nhiên thay vì có các đường ranh giới rõ ràng giữa các vùng nhìn, ở kính mắt đa tròng độ khúc xạ thay đổi dần dần từ trên xuống dưới tạo nên các dải thị lực liên tục, rõ nét ở các cự ly khác nhau.
kinh-da-trong
Các khoảng nhìn trên kính đa tròng

 

Sử dụng kính áp tròng 

Một số bệnh nhân lựa chọn giải pháp đeo kính áp tròng thay vì kính gọng. Có hai loại kính áp tròng có thể hỗ trợ bệnh nhân lão thị:

  • Kính áp tròng đơn tròng monovision: cơ chế của phương pháp này là sử dụng kính áp tròng để điều chỉnh cho một mắt nhìn gần tốt và một mắt nhìn xa tốt. Bệnh nhân sẽ cần thời gian để não bộ làm quen với ưu thế của từng mắt ở các khoảng thị giác khác nhau. Với phương pháp này, một số bệnh nhân do khả năng thích nghi thần kinh kém sẽ thấy sự thiếu sắc nét của hình ảnh, một số khác bị giảm khả năng nhận biết chiều sâu trong không gian. 
  • Kính áp tròng đa tròng: Kính áp tròng đa tròng có thiết kế phân chia các vùng nhìn với độ khúc xạ khác nhau trên một mắt kính giúp bệnh nhân có thể đồng thời nhìn tốt ở cả cự ly gần và xa. Tuy nhiên, não bộ cũng cần phải học cách tự động lựa chọn tiêu điểm phù hợp với cự ly của vật thể cần nhìn. Trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể cảm thấy thị lực khi sử dụng kính áp tròng đa tiêu cự kém sắc nét hơn so với kính áp tròng đơn tiêu cự.

Phẫu thuật lão thị 

Hiện nay có 2 công nghệ phẫu thuật được sử dụng để điều trị lão thị, giúp bệnh nhân loại bỏ sự phụ thuộc vào kính và có thể nhìn tốt ở mọi khoảng cách. 

3.1 Phẫu thuật đặt kính nội nhãn IPCL Presbyond:

Thấu kính nội nhãn IPCL giúp điều chỉnh tật lão thị

 

Phẫu thuật Phakic IPCL Presbyond sử dụng thấu kính nội nhãn 3 tiêu cự (dành cho tầm nhìn gần, trung gian và xa) có độ an toàn cao đặt trực tiếp vào bên trong mắt, ở vị trí sau mống mắt và trước thủy tinh thể để điều chỉnh đồng thời cận thị hoặc viễn thị,  lão thị, kết hợp loạn thị. Phương pháp này sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội: 

  • Phẫu thuật tác động tối thiểu tới giác mạc nên không gây khô mắt. IPCL không làm mỏng giác mạc
  • Ngưỡng điều trị lên tới 30 độ cận, 15 độ viễn, 10 độ loạn và bổ sung tới 4 diop lão thị do vậy tối ưu cho mắt có giác mạc mỏng, độ khúc xạ cao.
  • Thấu kính IPCL sử dụng trong phẫu thuật được thiết kế riêng cho từng mắt bao gồm 3 tiêu cự đảm bảo tầm nhìn tốt ở khoảng cách gần, trung bình và xa.
  • Thấu kính cũng được tích hợp khả năng kiểm soát quang sai và không tán xạ ánh sáng giúp thị lực sau phẫu thuật rõ ràng và sắc nét.

3.2. Phẫu thuật điều trị lão thị bằng công nghệ Laser LBV Presbyond

LBV-Presbyond
Phẫu thuật điều trị lão thị bằng công nghệ laser

 

LBV (Laser Blended Vision) là phẫu thuật điều trị lão thị bằng công nghệ laser với cơ chế tạo vạt giác mạc và sử dụng tia Laser Excimer chiếu đa điểm lên nhu mô giác mạc điều chỉnh độ khúc xạ để mắt chủ đạo nhìn xa tốt và mắt không chủ đạo nhìn gần tốt. Bằng việc tinh chỉnh độ sâu trường ảnh của từng mắt, LBV đồng thời tạo ra một vùng hòa trộn ở khoảng nhìn trung gian cho phép mắt nhìn tốt ở tất cả các khoảng nhìn gần, xa và trung gian. Có hai hình thức phẫu thuật LBV Presbyond là Femtosecond Presbyond (tạo vạt giác mạc bằng tia Laser) và SBK Presbyond (tạo vạt giác mạc bằng dao vi phẫu Moria SBK).

Ưu điểm:

  • Phẫu thuật LBV Presbyond cho phép điều trị tùy chỉnh cho từng mắt, giúp hai mắt dễ dàng hợp nhất hình ảnh để có được tầm nhìn hai mắt bình thường và cho phép nhìn tốt ở mọi khoảng cách. 
  • Phẫu thuật diễn ra nhanh chóng, nhẹ nhàng và ít xâm lấn. 
  • Công nghệ Laser giúp phẫu thuật chính xác, an toàn.

Tìm hiểu thêm về phương pháp Điều trị lão thị tại Bệnh viện mắt quốc tế Nhật Bản tại đây.

Bệnh viện mắt quốc tế Nhật Bản - Địa chỉ uy tín, mang tới giải pháp điều trị hiệu quả cho bệnh nhân lão thị 

Đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm: Đội ngũ bác sĩ tại Bệnh viện mắt quốc tế Nhật Bản được đào tạo trong và ngoài nước, với nhiều năm kinh nghiệm trong khám và điều trị tật khúc xạ sẽ là yếu tố đảm bảo tối đa hóa chất lượng phẫu thuật.

Công nghệ phẫu thuật hiện đại: Tại bệnh viện mắt quốc tế Nhật Bản phẫu thuật lão thị bằng công nghệ Laser được thực hiện trên hệ thống máy phẫu thuật Visumax và Mel 90 thế hệ mới nhất từ hãng Carl Zeiss (Đức). Bên cạnh đó, bệnh nhân lão thị có độ khúc xạ cao, có thể lựa chọn phẫu thuật lão thị bằng phương pháp đặt thấu kính nội nhãn IPCL với ngưỡng điều trị lên tới 30 độ cận hoặc 15 độ viễn đi kèm 10 độ loạn.

Dịch vụ tiêu chuẩn Nhật Bản: Với phương châm “Vì Bệnh nhân và tương lai của Bệnh nhân”, chúng tôi cung cấp dịch vụ hỗ trợ toàn diện trong suốt quá trình thăm khám, đồng thời luôn dành sự chăm sóc tận tâm và chu đáo bên cạnh chất lượng chuyên môn cao dành cho người bệnh.