CÁC BỆNH MẮT THƯỜNG GẶP Ở TRẺ EM

13/12/2022

Cùng với sự phát triển chung về thể chất và tư duy, quá trình hình thành thị giác đóng vai trò rất quan trọng bởi 80% những gì trẻ học được trong những năm đầu đời đều thông qua việc quan sát. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời những bất thường liên quan đến mắt, tất cả những sinh hoạt hàng ngày và việc học tập của trẻ đều có nguy cơ bị ảnh hưởng. Dưới đây Bệnh viện mắt quốc tế Nhật Bản sẽ giúp phụ huynh hiểu rõ hơn về các tật khúc xạ thường gặp ở trẻ em

1. Cận thị

can-thi-tre-em

Cận thị là là tật khúc xạ thường gặp nhất ở trẻ em với số lượng trẻ mắc tật cận thị đang ngày càng tăng.
Dấu hiệu nhận biết:

  • Trẻ có xu hướng đưa sách lại gần mắt hơn hoặc ngồi gần TV hơn khi đọc sách và xem TV.
  • Dơ tay dụi mắt khi tập trung quá lâu vào một vật nào đó.
  • Nhạy cảm với ánh sáng, chảy nước mắt nhiều hơn bình thường.
  • Nhắm một mắt khi đọc sách hay xem TV.
  • Nheo mắt hoặc nghiêng đầu để nhìn rõ hơn.
  • Trẻ không theo kịp bài giảng ở lớp

Điều trị: Trẻ cần được đeo kính để cải thiện thị lực. Ngoài ra, trẻ có thể sử dụng kính Ortho-K và thuốc nhỏ mắt Atropine 0.01% để kiểm soát tiến triển cận thị. Khi đủ 18 tuổi, trẻ có thể thực hiện phẫu thuật khúc xạ để loại bỏ sự phụ thuộc vào kính..

Các phòng ngừa: Trẻ cần duy trì một chế độ sinh hoạt, học tập, sinh hoạt lành mạnh để hạn chế tình trạng cận thị. Theo đó, phụ huynh cần phải lưu ý tư thế ngồi học, ánh sáng phòng học, thời lượng sử dụng mắt mỗi ngày của trẻ. Cho trẻ thăm khám mắt lần đầu trước 5 tuổi và duy trì khám mắt định kỳ để theo dõi sức khỏe mắt của trẻ là yếu tố quan trọng giúp phát hiện và điều trị bệnh mắt kịp thời.

2. Viễn thị

Viễn thị xảy ra khi những tia sáng hội tụ tại một điểm phía sau võng mạc làm cho tín hiệu hình ảnh bị thay đổi, khiến người bệnh chỉ có thể nhìn rõ sự vật ở xa mà không thế nhìn rõ sự vật ở gần. Với những mắt viễn thị nhẹ, mắt trẻ có thể điều tiết để nhìn rõ hình ảnh của vật nhưng rất dễ bị mỏi mắt. Những trẻ có mắt viễn thị nặng, mắt trẻ không điều tiết được dẫn đến nhìn mờ cả ở khoảng cách xa và gần

Dấu hiệu nhận biết:

  • Trẻ cảm thấy mỏi mắt, nhức mắt, nhức đầu khi đọc sách hay nhìn ở cự ly gần, đôi khi, trẻ còn bị đỏ mắt nếu cố gắng nhìn lâu.
  • Có hiện tượng lác trong.

Điều trị: Sử dụng kính gọng. Khuyến khích các hoạt động liên quan đến thị giác như vẽ tranh, tô màu, đọc truyện..., mục đích là làm tăng độ khúc xạ của thể thủy tinh dẫn đến giảm độ viễn thị

Cách phòng ngừa: Viễn thị là tật khúc xạ có tính di truyền và không thể phòng tránh. Tuy nhiên,  có thể giảm thiểu các khó chịu do viễn thị bằng các cách sau:

  • Tránh các tổn thương đến mắt có thể xảy ra.
  • Làm việc ở nơi có ánh sáng đầy đủ.
  • Cho mắt nghỉ ngơi ngắt quãng khi làm việc trước máy tính, đọc sách hoặc làm các công việc cần sự tỉ mỉ.
  • Thăm khám, sử dụng các biện pháp hỗ trợ hoặc điều trị kịp thời khi phát hiện mắt có viễn thị.
  • Ăn uống hợp lý để cung cấp đầy đủ vitamin và dưỡng chất thiết yếu cho mắt.

3. Loạn thị

Loạn thị được phân loại thành loạn thị đều và loạn thị không đều.  Thông thường, loạn thị thường kết hợp với các tật khúc xạ khác như cận thị, viễn thị.
Dấu hiệu nhận biết:

  • Trẻ thấy hình ảnh bị mờ, nhòe, không rõ hoặc méo mó.
  • Trẻ cảm thấy mỏi mắt, nhìn kém ở mọi khoảng cách.
  • Sợ ánh mặt trời, thường xuyên nheo mắt.
  • Các dấu hiệu khác đi kèm: chảy nước mắt, đau đầu, đau cổ.

Điều trị:

  • Loạn thị mức độ nhẹ và trung bình có thể được điều chỉnh với kính gọng hoặc kính áp tròng cứng.
  • Khi đủ 18 tuổi trẻ có thể sử dụng các phương pháp phẫu thuật khúc xạ

Cách phòng ngừa: Loạn thị là tật khúc xạ có tính di truyền và không thể phòng tránh được. Tuy nhiên, người bệnh có thể hạn chế các khó chịu do loạn thị bằng các cách sau:

phong-tranh-loan-thi

  • Làm việc ở nơi có ánh sáng đầy đủ.
  • Cho mắt nghỉ ngơi ngắt quãng khi làm việc trước máy tính, đọc sách hoặc làm các công việc cần sự tỉ mỉ.
  • Cần thiết điều trị sớm và triệt để các bệnh lý về mắt nếu có để tránh gây biến chứng loạn thị.
  • Thăm khám, sử dụng các biện pháp hỗ trợ hoặc điều trị kịp thời khi phát hiện mắt có loạn thị.
  • Ăn uống hợp lý để cung cấp đầy đủ vitamin và dưỡng chất thiết yếu cho mắt.

4. Nhược thị

Nhược thị là tình trạng giảm thị lực không thể cải thiện được bằng cách đeo kính hoặc dùng kính sát tròng hay phẫu thuật. Ở mắt bị nhược thị, vì các vấn đề về dẫn truyền hình ảnh của thần kinh thị giác, mà não không thể nhận biết được hoàn toàn những hình ảnh mà mắt ghi nhận. Nhược thị thường chỉ xảy ra ở một mắt, tuy nhiên trong một số trường hợp có thể ghi nhận tình trạng nhược thị ở cả hai mắt.

nhuoc-thi

Dấu hiệu nhận biết: Trong hầu hết các trường hợp, trẻ sẽ không có phàn nàn về sự thị lực kém hay khó nhìn vì trẻ đã thích nghi với sự thay đổi của thị lực trong thời gian dài. Ngoài ra nhược thị thường đi kèm với tật khúc xạ (Cận-viễn-loạn) hoặc lác nên có thể sẽ có các biểu hiện như: nheo mắt, đến lại gần để nhìn rõ, hay nghiêng đầu hoặc nhìn liếc sang hai bên.

Điều trị: Nhược thị có thể cải thiện được thông qua tập luyện, tuy nhiên việc điều trị này chỉ có hiệu quả ở độ tuổi dưới 10 tuổi, sau độ tuổi này quá trình điều trị sẽ không còn phát huy tác dụng như kỳ vọng.

Cách phòng ngừa:

  • Trẻ nhỏ cần được thăm khám mắt định kỳ tránh trường hợp trẻ có tật khúc xạ nhưng không được đeo kính hoặc đeo kính đúng số gây nên tình trạng nhược thị.
  • Chế độ sinh hoạt, sử dụng mắt hợp lý.

5. Lác

Lác mắt, hay còn gọi là lé mắt, là bệnh mà mắt không di chuyển theo hướng giống nhau khi nhìn vào một vật. Mắt lác xảy ra khi có sự mất cân bằng giữa các cơ vận nhãn.

Dấu hiệu nhận biết:  Lác rất dễ nhận biết khi tự soi gương hay người xung quanh phát hiện thấy tình trạng mắt lệch. Đối với những trường hợp lác ẩn thì cần khám chuyên khoa mới phát hiện được.

Điều trị bệnh lác: Ở trẻ < 6 tuổi & trẻ đi học : đeo kính và kiểm tra thị lực định kỳ để bảo toàn chức năng hợp thị hai mắt và ngăn ngừa suy giảm thị lực mắt lác

Cách phòng ngừa

  • Duy trì thói quen sinh hoạt khoa học, có chế độ ăn uống phù hợp, tư thế học tập đúng cách;
  • Thường xuyên kiểm tra mắt định kỳ tại các cơ sở y tế;
  • Theo dõi các biểu hiện bất thường về mắt để kịp thời điều trị

Thăm khám tại Bệnh viện mắt quốc tế Nhật Bản và nhận tư vấn chi tiết về tật khúc xạ ở trẻ em cũng như kiểm soát tiến triển cận thị cho trẻ

  • Gói khám “Khúc xạ học đường: ưu đãi tới 50% - chỉ 250.000đ để trẻ được thăm khám kiểm tra thị lực kỹ lưỡng, đồng thời nhận tư vấn từ bác sỹ nhãn khoa, áp dụng cho trẻ từ 6-17 tuổi.
  • Gói khám “Kiểm soát tiến triển cận thị”: Bên cạnh các bài kiểm tra thị lực thông thường, trẻ sẽ được định kỳ kiểm tra trục nhãn cầu, theo dõi sát sao tình trạng tăng độ cận trên mắt của trẻ, từ đó đưa ra các chỉ định tối ưu nhằm hạn chế quá trình tiến triển cận thị này. Chỉ 1,500,000đ cho 2 năm thăm khám và tư vấn kiểm soát tiến triển cận thị.