5 SỰ THẬT VỀ BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG ĐỐI VỚI MẮT

24/05/2023

Tiểu đường hay còn được gọi là đái tháo đường, là một bệnh rối loạn chuyển hóa carbohydrate. Bệnh chủ yếu do tuyến tụy sản xuất thiếu hoocmon insulin hoặc hoocmon này bị giảm khả năng tác động trong cơ thể, dẫn đến lượng đường trong máu luôn ở mức cao. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến các bệnh lý nghiêm trọng khác trong cơ thể như bệnh lý tim mạch, hệ thần kinh, thận và mắt. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Bệnh viện mắt quốc tế Nhật Bản tìm hiểu về 05 sự thật về những biến chứng mà bệnh tiểu đường có thể gây ra tại mắt.

Hầu hết các bệnh về mắt do tiểu đường gây nên mất khoảng 5 đến 10 năm để tiến triển

Tổn thương tại mắt do bệnh tiểu đường gây nên thường không có triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn đầu. Mặc dù bệnh phải mất 5-10 năm mới có thể gây nên những tổn hại đáng kể trên mắt, tuy nhiên điều đó không có nghĩa rằng thị lực sẽ của người bệnh không bị ảnh hưởng. Giải pháp tốt nhất để kiểm soát sự tiến triển của các biến chứng tại mắt do tiểu đường gây ra là chủ động thăm khám định kỳ tại các bệnh viện chuyên khoa mắt để được tầm soát nguy cơ và điều trị kịp thời.

Đăng ký khám mắt tại Bệnh viện mắt quốc tế Nhật Bản để bảo vệ thị lực ngay hôm nay!

Những người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ bị đục thủy tinh thể cao gấp đôi so với người bình thường

Thông thường, bệnh đục thủy tinh thểxuất hiện ở người cao tuổi do quá trình lão hóa tự nhiên của mắt. Tuy nhiên, đối với những người mắc bệnh tiểu đường, bệnh đục thủy tinh thể có thể xuất hiện sớm hơn do lượng đường trong máu cao, dẫn đến sự tích tụ của protein và các tế bào trong thủy tinh thể khiến cho thủy tinh thể tự nhiên bị đục. Người bệnh nên duy trì kiểm soát chặt chẽ lượng đường trong máu mỗi ngày để trì hoãn sự khởi phát của bệnh đục thủy tinh thể.

nguoi-tre-tieu-duong
Người bị bệnh tiểu đường có nguy cơ mắc đục thủy tinh thể từ khi còn trẻ

Bệnh tiểu đường có thể gây tê liệt cơ mắt và nhìn đôi

Khi bệnh tiểu đường gây ra đủ thiệt hại cho hệ tuần hoàn của cơ thể, nó có thể dẫn đến tê liệt các cơ cử động mắt. Nếu một hoặc nhiều cơ trên một mắt không hoạt động bình thường, hai mắt sẽ không thể cử động đồng đều với nhau, lúc này não sẽ nhận được hai hình ảnh thay vì một, gây ra hiện tượng nhìn đôi. Hiện tượng này thường kéo dài vài ngày đến vài tuần. 

nhin-doi
Người mắc bệnh tiểu đường có thể bị tê liệt cơ mắt và nhìn đôi

Nếu mắc phải triệu chứng trên, người bệnh cần kiểm soát lượng đường trong máu và dùng thuốc trị điều trị theo chỉ định của bác sĩ.

Những người mắc bệnh tiểu đường có thể dễ bị nhiễm trùng mắt hơn so với người bình thường

Trên thực tế, khi bệnh tiểu đường không được kiểm soát đúng cách, nó có thể ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch của cơ thể, làm giảm khả năng chống lại các yếu tố gây hại bên ngoài. Điều đó có thể dẫn đến viêm kết mạc (đau mắt đỏ) và các bệnh nhiễm trùng mắt khác. 

nhiem-trung-mat
Người bị tiểu đường có thể dễ nhiễm trùng mắt hơn

Để ngăn ngừa nhiễm trùng mắt, hãy kiểm soát tốt lượng đường trong máu, rửa tay thường xuyên và hạn chế chạm vào mắt.

Mắt nhìn mờ đột ngột có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh liên quan đến võng mạc

Nếu lượng đường trong máu của người bị bệnh tiểu đường không được kiểm soát thì có thể dẫn đến hiện tượng nhìn mờ. Tình trạng này sẽ biến mất sau khi người bệnh kiểm soát tốt lượng đường trong máu. 

mat-mo
Khi mắt nhìn mờ đột ngột, người bệnh nên đến cơ sở nhãn khoa để kiểm tra

Tuy nhiên, đây cũng có thể là dấu hiệu của các tổn thương ở võng mạc và các mạch máu ở phía sau mắt. Điều này có thể gây ra tầm nhìn mờ, thậm chí mất thị lực vĩnh viễn. Chính vì vậy, việc thăm khám mắt định kỳ 6 tháng/lần đối với người mắc bệnh tiểu đường là rất quan trọng để tìm được nguyên nhân chính xác của các dấu hiệu bất thường ở mắt, từ đó điều trị kịp thời để bảo vệ thị lực.

Đăng ký khám mắt tại Bệnh viện mắt quốc tế Nhật Bản ngay tại đây.