TRẺ NÊN ĐƯỢC KHÁM MẮT ĐỊNH KỲ ĐỂ PHÁT HIỆN SỚM TẬT KHÚC XẠ 

09/04/2022

Với những người làm cha làm mẹ, ai cũng mong muốn con mình có được một đôi mắt sáng khỏe, đó là tiền đề để bé học tập, vui chơi và hòa nhập tốt hơn với môi trường xung quanh. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tỷ lệ mắc tật khúc xạ ở trẻ em ngày càng tăng cao (lên đến 40% ở các thành phố lớn), trong đó, cận thị là phổ biến nhất. Việc mắc tật khúc xạ có thể ảnh hưởng đến tâm lý của các bé, đồng thời gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt, học tập và vui chơi của con trẻ.

Với những người làm cha làm mẹ, ai cũng mong muốn con mình có được một đôi mắt sáng khỏe, đó là tiền đề để bé học tập, vui chơi và hòa nhập tốt hơn với môi trường xung quanh. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tỷ lệ mắc tật khúc xạ ở trẻ em ngày càng tăng cao (lên đến 40% ở các thành phố lớn), trong đó, cận thị là phổ biến nhất. Việc mắc tật khúc xạ có thể ảnh hưởng đến tâm lý của các bé, đồng thời gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt, học tập và vui chơi của con trẻ.

Không phải bạn nhỏ nào cũng có thể tự nhận thức được mình có vấn đề vì thị lực do:

  • Bé bị cận/loạn/viễn bẩm sinh
  • Mắt của bé điều tiết nhiều nên thích nghi với độ cận và không cảm nhận được sự bất thường
  • Bé không thể diễn đạt vấn đề về thị lực với bố mẹ

Tật khúc xạ nếu không được phát hiện và hỗ trợ kịp thời có thể để lại những vấn đề nghiêm trọng về thị lực của trẻ như lác, nhược thị hoặc tiến triển cận thị quá nhanh. Chính vì vậy, việc thăm khám để phát hiện sớm tật khúc xạ và có các biện pháp hỗ trợ kịp thời là cần thiết nhằm duy trì chất lượng thị giác của trẻ, giúp trẻ đảm bảo việc sinh hoạt và học tập.

Vậy, bố mẹ nên đưa bé đi khám mắt từ khi nào?

  • Trẻ dưới 3 tuổi: khám mắt tầm soát có thể giúp phát hiện sớm các bệnh về mắt phổ biến ở trẻ em như tật khúc xạ, bệnh lác (lé), giảm thị lực (mắt lười).
  • Từ 3 tuổi trở lên: bố mẹ nên chú ý đến việc khám mắt định kỳ cho trẻ. Vì tuổi còn nhỏ nên bé dù có tật khúc xạ cũng không biết nói cho bố mẹ về tình trạng thị lực của mình. 
  • Việc khám mắt cho trẻ cần được đảm bảo thực hiện theo thời gian định kỳ, mỗi năm 1-2 lần. Nếu trong gia đình có người bị bệnh lý về mắt ( bố, mẹ, anh, chị bị cận thị), việc khám mắt cho trẻ càng phải được quan tâm hơn.

Gói khám khúc xạ học đường tại Bệnh viện mắt quốc tế Nhật Bản áp dụng cho các bé trong độ tuổi từ 6 – 17 tuổi. Các bạn khi đến khám đều được thực hiện các bước khám theo quy trình tiêu chuẩn Nhật Bản với các thiết bị, máy móc hiện đại.

1. Kiểm tra thị lực chuyên sâu 

  • Đo độ khúc xạ bằng máy khúc xạ khách quan
  • Kiểm tra thị lực chủ quan bởi kỹ thuật viên khúc xạ
  • Soi bóng đồng tử bởi kỹ thuật viên khúc xạ
  • Thử đeo kính đi lại

2. Tra thuốc liệt điều tiết 

Các nhân viên y tế cần sử dụng một loại thuốc có tác dụng ngưng điều tiết mắt hay còn gọi là liệt điều tiết để giúp xác định được chính xác độ khúc xạ (cận thị – viễn thị – loạn thị) ở trẻ em.

3. Khám và tư vấn Bác sĩ nhãn khoa

Sau khi đã có các thông số về thị lực, số kính, Bác sĩ nhãn khoa sẽ đánh giá tình trạng mắt của trẻ và đưa ra các phương án hỗ trợ cải thiện thị lực và kiểm soát cận thị cho trẻ.

Vì tương lai con trẻ, hãy cho bé đi khám khúc xạ mắt định kỳ ít nhất 6 tháng/lần bố mẹ nhé.