THẾ GIỚI TRONG MẮT NGƯỜI MÙ MÀU

09/05/2019

Con người sở hữu một đôi mắt được xếp vào hàng tốt nhất trong tự nhiên. Tuy nhiên, không phải ai cũng may mắn có được đôi mắt có thể nhìn được thế giới muôn màu, có những người chỉ nhìn thấy mọi vật xung quanh với màu sắc ảm đạm hơn rất nhiều – đó là do chứng bệnh "mù màu“ gây nên.

Mù màu hay còn có tên gọi là rối loạn sắc giác, là bệnh về mắt khiến người bệnh không phân biệt được hoặc không nhìn thấy một màu sắc nhất định.

Rối loạn sắc giác là một căn bệnh về mắt khiến không phân biệt được hoặc không nhìn thấy một số màu sắc nhất định mà người bình thường có thể nhìn thấy. Dị tật này là do khiếm khuyết gen gây ra, do mắt dính hóa chất hoặc do chấn thương ở mắt hay não....hoặc một số nguyên nhân khác. Theo một thống kê dữ liệu trên tổng dân số thế giới đưa ra cái nhìn toàn diện nhất về người bị mù màu, khá nhiều người không có khả năng nhận thức được chính xác màu sắc - khoảng 0,5% phụ nữ và 8% đàn ông. Tức là cứ 10 người trên thế giới sẽ có một người bị mù màu. Hiện nay vẫn chưa có giải pháp hay phương pháp điều trị nào cho các bệnh nhân mù màu, chỉ có thể khắc phục bằng việc đeo kính hỗ trợ: kính lọc và kính tiếp xúc nhuộm màu.

Mù màu không hẳn là thế giới của họ chỉ toàn một màu đen trắng. Những người như vậy rất hiếm. Có 4 kiểu mù màu khác nhau:

  • Mù xanh lá (Deuteranomalia) là tật rối loạn sắc giác phổ biến với 4,63% nam giới mắc phải, có tính chất di truyền. Người bị Deuteranomalia sẽ thấy màu sắc nhạt hơn so với bình thường (đặc biệt là màu  xanh lá và đỏ), thậm chí họ còn không biết mình mắc tật này.

Mù màu xanh lá

  • Mù sắc đỏ (Protanopia) nặng hơn Deuteranomalia một chút, cũng do di truyền nhưng ít phổ biến hơn, với khoảng 1% nam giới trên thế giới mắc phải. Với người bị tật này, toàn bộ các sắc độ của xanh lục và đỏ sẽ bị phai màu hết, trong khi đó các sắc vàng và xanh lam vẫn ít thay đổi.

Mù màu xanh dương

  • Mù xanh dương (Tritanopia) là tật rối loạn sắc giác hiếm, ảnh hưởng đồng đều cả nam và nữ ở một tỷ lệ rất thấp. Qua mắt quan sát của họ, các sắc xanh lam-xanh lục và vàng-đỏ bị ảnh hưởng nặng biến thành những màu hoàn toàn khác. Những người này chỉ nhìn thấy thế giới qua một tông màu hồng hồng xanh xanh.

  • Mù màu hoàn toàn (Monochromacy) cực kỳ hiếm, chỉ có khoảng 0,00003% dân số thế giới mắc phải. Họ chỉ nhìn thấy mọi vật qua hai màu đen và trắng ở nhiều sắc độ khác nhau.

Những người bị bệnh mù màu thường gặp khó khăn trong môi trường làm việc, ví dụ như không thể nhận biết chính xác màu sắc của hình ảnh hay biểu đồ trong các báo cáo. Không chỉ thế, trong cuộc sống hằng ngày, bệnh nhân cũng thường xuyên gặp khó khăn với những việc đơn giản như mua quần áo, nấu nướng, xem Tivi hoặc lái xe, sử dụng phương tiện giao thông công cộng như:  Những dạng bản đồ tàu điện ngầm hay tàu điện trên cao cũng rất khó để theo dõi với những người mắc chứng rối loạn sắc giác.

Hiện nay, mặc dù y học chưa có cách nào chữa được bệnh mù màu, nhưng đã có thể chẩn đoán được bệnh trước sinh. Trong tương lai, hy vọng khoa học có thể tìm ra một loại thiết bị quang học đặc biệt dùng đeo như một loại kính mắt có khả năng giúp cho người mù màu có thể phân biệt được màu sắc, cải thiện chất lượng cuộc sống.

Đôi mắt giúp con người cảm nhận được thế giới một cách trọn vẹn nhất, do vậy cần chú ý chăm sóc và giữ gìn đôi mắt để ánh nhìn luôn sáng rõ. Thăm khám tại bệnh viện mắt quốc tế Nhật Bản để được tư vấn chuyên sâu trong việc chăm sóc và bảo vệ đôi mắt của bạn.