TẠI SAO ĐỘ DÀY GIÁC MẠC LẠI QUAN TRỌNG TRONG PHẪU THUẬT KHÚC XẠ?
Giác mạc là một bộ phận rất quan trọng của đôi mắt, đóng vai trò như một thấu kính hội tụ hình ảnh lên võng mạc, giúp con người có thể nhìn thấy vật thể. Bên cạnh đó, giác mạc còn giúp bảo vệ mắt khỏi vi khuẩn, khói bụi, sàng lọc một số tia gây hại cho mắt trong ánh sáng mặt trời, bảo vệ thủy tinh thể và võng mạc khỏi những tổn thương. Bất cứ tác động nào tới cấu trúc giác mạc cũng sẽ làm thay đổi sự truyền dẫn ánh sáng, gây ảnh hưởng đến chức năng thị giác của mắt.
Hầu hết các phẫu thuật tại mắt đều tác động đến giác mạc, bởi đây là lớp ngoài cùng của mắt. Trong đó, phẫu thuật điều trị tật khúc xạ (cận, viễn và loạn thị) bằng tia laser như phẫu thuật ReLEx SMILE hay Femtosecond Lasik với cơ chế triệt tiêu tật khúc xạ bằng cách thay đổi độ cong của giác mạc, qua đó cũng sẽ ảnh hưởng tới các tế bào nội mô và làm mỏng giác mạc, được đánh giá là có tác động đáng kể tới cấu trúc giác mạc. Một phẫu thuật laser an toàn là khi triệt tiêu hết độ khúc xạ nhưng vẫn đảm bảo phần giác mạc còn lại sau phẫu thuật đủ để bảo vệ sức khỏe cho đôi mắt.
Tại sao độ dày giác mạc lại quan trọng?
Độ dày trung bình của giác mạc bình thường là khoảng 530 - 540 micron, trường hợp giác mạc có độ dày dưới 500 micron (nửa milimet) được coi là giác mạc mỏng.
Mắt vốn là một khối cầu chứa dịch và giác mạc là bộ phận phải chịu áp lực rất lớn từ nội nhãn. Giác mạc càng mỏng thì khả năng chịu lực càng kém đi. Trường hợp giác mạc mỏng dưới ngưỡng an toàn, tác động của áp lực nội nhãn có thể đẩy giác mạc lồi ra trước dẫn đến những rủi ro:
Khả năng tái cận cao:
➡Ban đầu, phẫu thuật điều trị cận thị sử dụng tia laser làm mỏng giác mạc để giảm độ cong bề mặt giác mạc, đưa hình ảnh hội tụ ngay trên võng mạc khiến mắt nhìn rõ mọi vật. Nếu giác mạc bị cong trở lại, đồng nghĩa với trục nhãn cầu dài ra, hình ảnh đi qua giác mạc được hội tụ phía trước võng mạc gây nên tình trạng tái cận thị.
Hội chứng khô mắt:
➡Đối với mắt có độ cong giác mạc bình thường, màng phim nước mắt dễ dàng bao phủ toàn bộ bề mặt giác mạc. Giác mạc quá mỏng sẽ có xu hướng cong nhiều hơn tại vị trí mỏng nhất khiến màng nước mắt khó tiếp xúc, dẫn đến khô mắt. Tình trạng này có thể trở thành mãn tính gây ảnh hưởng ít nhiều đến thị lực.
Hiện tượng giãn, lồi giác mạc:
➡Đây được coi là hậu quả nguy hiểm nhất của việc để lại giác mạc mỏng dưới ngưỡng cho phép. Giãn lồi giác mạc là tình trạng độ cong bề mặt giác mạc không đồng đều khiến cho ánh sáng đi qua đây bị “bẻ cong” theo nhiều hướng dẫn đến hình ảnh méo mó, mờ nhòe và thị lực không ổn định. Đáng tiếc rằng, hiện tại chưa có phương pháp can thiệp nào điều trị giãn lồi giác mạc; kể cả việc đeo kính cũng không cải thiện được tầm nhìn cho người bệnh.
Nguyên nhân của giác mạc mỏng là gì?
Độ dày của giác mạc phụ thuộc vào yếu tố di truyền. Người có giác mạc mỏng không đồng nghĩa với người đó sẽ có vấn đề về mắt hay thị lực không tốt. Tuy nhiên, ở một số bệnh nhân có giác mạc rất mỏng, đặc biệt là cùng với cấu trúc mô giác mạc yếu, họ có thể sẽ phải đối mặt với nguy cơ phát triển bệnh lý giác mạc chóp.
Giác mạc hình chóp (hình nón) – Keratoconus là tình trạng giác mạc không có hình cầu mà lồi ra ngoài thành hình chóp. Những thay đổi này đối với hình dạng giác mạc có thể gây ra loạn thị, cụ thể là loạn thị không đều, có thể làm sai lệch tầm nhìn và không thể điều chỉnh bằng kính cận hoặc kính áp tròng mềm. Những thay đổi làm suy yếu giác mạc như vậy cũng có thể dẫn đến cận thị. Trong những trường hợp nặng, giác mạc chóp có thể gây sẹo giác mạc gây ảnh hưởng đến tầm nhìn và suy giảm thị lực.
Giải pháp điều trị tật khúc xạ cho người có giác mạc mỏng
Hiện nay, giải pháp mổ mắt cận tối ưu nhất cho người có giác mạc mỏng, độ khúc xạ lớn mà các phương pháp sử dụng tia laser không can thiệp được là Phakic - đặt một thấu kính nội nhãn mềm, mỏng, có thông số cá nhân hóa theo từng mắt người bệnh vào vị trí sau mống mắt, trước thủy tinh thể để điều chỉnh thị lực. Với cơ chế này của phẫu thuật Phakic, độ dày giác mạc tự nhiên hoàn toàn không bị thay đổi, đồng thời giúp mở rộng ngưỡng điều trị lên tới 18 diop đối với mắt cận thị, 10 diop đối với mắt viễn thị, kèm theo tối đa 6 diop loạn thị với thấu kính Visian ICL hoặc lên tới 30 độ cận hoặc 15 độ viễn, đi kèm 10 độ loạn thị với thấu kính IPCL.
Tại Bệnh viện mắt quốc tế Nhật Bản, quy trình kiểm tra xác định độ dày giác mạc được thực hiện rất chặt chẽ thông qua nhiều bước với các thiết bị máy móc khác nhau:
- Máy chụp khúc xạ tự động cho biết thông số khúc xạ và độ dày giác mạc trung bình
- Máy đếm tế bào nội mô cho biết số lượng tế bào nội mô và độ dày trung tâm của giác mạc
- Hệ thống máy Atlas linked Visante chụp bản đồ giác mạc cho biết chi tiết các thông số về giác mạc như độ cong, độ dày rìa và trung tâm giác mạc
Từ các dữ liệu này, bác sĩ sẽ lấy giá trị thấp nhất tại vùng trung tâm giác mạc (vùng điều trị) để làm cơ sở chỉ định phương pháp phẫu thuật. Bởi vì một khi vùng giác mạc mỏng nhất đáp ứng yêu cầu của phương pháp phẫu thuật thì các vị trí dày hơn chắc chắn sẽ thỏa mãn điều kiện, qua đó đảm bảo an toàn cho mắt. Quy trình xác định độ dày giác mạc chặt chẽ như trên là một trong những yếu tố làm nên thành công của hàng nghìn ca phẫu thuật điều trị tật khúc xạ tại Bệnh viện mắt quốc tế Nhật Bản trong suốt những năm qua.
Người có giác mạc mỏng thường có nguy cơ bị mắc tật cận thị cao hơn so với người có giác mạc bình thường. Việc đáp ứng với các phẫu thuật tại mắt cũng khó khăn hơn do hầu hết các phẫu thuật tại mắt đều tác động đến giác mạc. Nếu phần giác mạc còn lại sau phẫu thuật quá mỏng, có thể khiến mắt gặp rất nhiều nguy cơ như giãn lồi giác mạc, giác mạc hình chóp, hội chứng khô mắt. Vì vậy đối với người có giác mạc mỏng, phẫu thuật Phakic là giải pháp phù hợp và tối ưu nhất.
Để biết mắt của mình có độ dày giác mạc là bao nhiêu cũng như được nghe tư vấn 1-1 với bác sĩ chuyên khoa mắt từ đó được tư vấn loại phẫu thuật phù hợp, đừng bỏ lỡ cơ hội thăm khám chuyên sâu trước phẫu thuật cận-viễn-loạn MIỄN PHÍ duy nhât vào Thứ 4, Thứ 7 và Chủ Nhật tại Mắt Nhật Bản. Liên hệ đăng ký ngay tại: https://jieh.vn/dien-dan-lasik-and-phakic