PHỤ HUYNH ĐÃ HIỂU ĐÚNG VỀ "TIẾN TRIỂN CẬN THỊ" Ở TRẺ EM?

16/05/2022

Cận thị là một tật khúc xạ gây rối loạn chức năng thị giác, tia sáng hội tụ ở trước võng mạc thay vì phải hội tụ tại đúng võng mạc, điều này khiến cho người bị cận thị chỉ có thể nhìn được những vật ở gần mà không nhìn rõ những vật ở xa. Tật cận thị chiếm tỷ lệ mắc phải cao, tới 90% trong nhóm tật khúc xạ (cận, loạn, viễn thị) với tốc độ gia tăng chóng mặt trong những năm gần đây, đặc biệt là trong nhóm lứa tuổi học sinh. Theo nghiên cứu và thống kê được đưa ra, dự đoán đến năm 2050 sẽ có tới 50% dân số trên thế giới mắc tật cận thị.

Việc phòng tránh tật cận thị ở trẻ em đã và đang được nhiều phụ huynh quan tâm và biết đến. Tuy nhiên, đối với nhóm trẻ em đã mắc tật cận thị, không phải phụ huynh nào cũng hiểu rõ về tầm quan trọng của việc kiểm soát tiến triển cận thị hay nói cách khác là hạn chế tăng độ cận ở con em. 

Xác định các yếu tố nguy cơ 

Trước đây cận thị thường bắt đầu xảy ra ở lứa tuổi từ 6 tới 12 tuổi nhưng càng ngày bệnh càng có xu hướng khởi phát sớm hơn. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tật cận thị, trong đó có nguyên nhân làm tăng nguy cơ cận thị bao gồm di truyền, quá ít thời gian ở ngoài trời hay do sử dụng mắt ở cự ly gần trong thời gian dài và liên tục.

Xác định được trẻ có nguy cơ phát triển cận thị đặc biệt là cận thị cao có thể giúp các bác sĩ nhãn khoa đưa ra được lời khuyên cũng như biện pháp kiểm soát tiến triển cận thị sớm cho trẻ.Tuổi khởi phát cận thị dường như là một yếu tố dự báo tốt về nguy cơ mắc bệnh cận thị cao, với tuổi khởi phát sớm hơn là một yếu tố nguy cơ đáng kể

Kiểm soát tiến triển cận thị là gì?

Một trong những nguyên nhân gây ra tật cận thị là do trục nhãn cầu quá dài, trong khi lực khúc xạ của mắt bình thường. Tiến triển cận thị xảy ra khi trục nhãn cầu tiếp tục bị kéo dài trong quá trình tăng trưởng của trẻ em. Kiểm soát tiến triển cận thị là các phương pháp giúp làm hạn chế sự phát triển quá mức của chiều dài trục nhãn trục nhãn cầu, từ đó hạn chế việc tăng độ ở trẻ. 

Kiểm soát tiến triển cận thị là một quá trình lâu dài và mục đích chính của nó là giúp hạn chế được tối đa những biến chứng có thể xảy ra liên quan tới tật cận thị đặc biệt là cận thị cao như đục thủy tinh thể, bong võng mạc, glôcôm - những bệnh lý gây suy giảm nghiêm trọng về thị lực nếu không được điều trị kịp thời. Theo các chuyên gia, chỉ cần giảm thiểu được mức độ tiến triển cận thị tới 50% đã có thể mang lại được những kết quả đáng kể đối với sức khỏe của người bệnh. 

Dưới đây là ví dụ về độ cận thị dự đoán ở tuổi 16 nếu thực hiện các biện pháp kiểm soát tiến triển cận thị ở trên mắt của một trẻ có độ cận là -1.00D vào năm 8 tuổi và độ cận tăng mỗi năm khoảng -0.50D.

Hiệu quả của các phương pháp kiểm soát tiến triển cận thị áp dụng trên mắt bệnh nhân
(Myopia management efficacy %)    

Độ cận thị dự đoán năm 16 tuổi

0% -5.00D
25% -4.00D
50% -3.00D
75% -2.00D
100% -1.00D


Có thể thấy dù việc kiểm soát tiến triển cận thị ở mức độ thấp nhất cũng có thể mang tới được những sự khác biệt nhất định. Giúp trẻ phòng tránh được nguy cơ tăng độ cao trong thời thơ ấu, từ đó giảm thiểu được các nguy cơ mắc các bệnh lý nghiêm trọng khác ở mắt. 

Nên lựa chọn biện pháp kiểm soát tiến triển cận thị nào? 

Hiện nay, quá trình tiến triển cận thị có thể kiểm soát được bằng các biện pháp như sử dụng thuốc nhỏ mắt, đeo kính đúng số, sử dụng kính áp tròng cứng ban đêm Ortho-K hoặc sử dụng kính đa tròng theo chỉ định của Bác sỹ nhãn khoa. Tùy thuộc vào độ tuổi, độ khúc xạ cũng như nhu cầu mà mỗi phương pháp sẽ phù hợp với từng đối tượng khác nhau. Bên cạnh đó, có không ít phụ huynh có tâm lý cho rằng đeo kính nhẹ hơn so với độ cận thực tế của mình hoặc chỉ đeo kính khi làm việc/học tập sẽ giúp hạn chế tăng số nhanh. Tuy nhiên, đây không phải là phương pháp kiểm soát tiến triển cận thị, thay vào đó việc đeo kính không đúng số thường xuyên sẽ khiến mắt nhanh mệt mỏi, hoạt động quá tải, lâu dần có thể khiến mắt tăng số nhanh hơn. 

kinh-ortho-k
Kính áp tròng cứng Ortho-K là một trong những phương pháp hiệu quả trong kiểm soát tăng độ cận ở trẻ em 

Vậy nên, điều quan trọng nhất là trẻ có tật cận thị cần được thăm khám định kỳ để theo dõi và đánh giá mức độ tiến triển cận thị, có các biện pháp điều trị kịp thời nhằm duy trì chất lượng thị giác của trẻ, giúp trẻ đảm bảo việc sinh hoạt và học tập, đồng thời tránh những diễn tiến không mong đợi 

Tại Bệnh viện mắt quốc tế Nhật Bản, gói khám “Khúc xạ học đường” được thiết kế phù hợp với các bạn trong nhóm từ 6 -17 tuổi. Mỗi bệnh nhân khi đến khám đều được thực hiện các bước khám theo quy trình tiêu chuẩn Nhật Bản với các thiết bị, máy móc hiện đại.

Đặc biệt, Bệnh viện mắt quốc tế Nhật Bản dành tặng ưu đãi duy nhất cho bệnh nhân ở độ tuổi học đường (6-17 tuổi):

  • Giảm 50% phí thăm khám khúc xạ cho trẻ, chỉ 250.000 VND để trẻ được thăm khám kiểm tra thị lực kỹ lưỡng, đồng thời nhận tư vấn từ bác sỹ nhãn khoa.
  • Thẻ "Kiểm soát cận thị - Myopia Control" chỉ 750.000 VND cho 2 năm thăm khám khúc xạ không giới hạn số lần.