LƯU Ý TRƯỚC KHI THĂM KHÁM CHUYÊN SÂU TRƯỚC PHẪU THUẬT CẬN THỊ
Để biết các phương pháp phẫu thuật cận thị có phù hợp đôi mắt của bạn hay không, bạn cần tới bệnh viện thăm khám, thực hiện các bước đo đạc chuyên sâu và nhận tư vấn từ bác sĩ nhãn khoa. Vậy cần chuẩn bị gì trước khi đến thăm khám chuyên sâu và tư vấn về phẫu thuật điều trị cận thị?
1. Ngưng sử dụng kính áp tròng
Kính áp tròng có đặc điểm áp sát vào bề mặt giác mạc, khi đeo liên tục có thể làm thay đổi hình dạng giác mạc tạm thời. Bên cạnh đó, việc tháo lắp kính thường xuyên và vệ sinh không sạch sẽ cũng có thể làm tăng nguy cơ viêm nhiễm trên mắt. Những yếu tố này khiến cho các chỉ số về cấu trúc giác mạc và thị lực có thể bị sai lệch, ảnh hưởng đến kết quả khám và phẫu thuật. Việc dừng sử dụng kính trước phẫu thuật sẽ giúp giác mạc có thể trở về với hình dạng ban đầu cũng như giảm thiểu được tối đa các nguy cơ viêm nhiễm ở mắt. Nhờ đó, các thông số đo đạc ở buổi khám chuyên sâu sẽ chính xác hơn, từ đó lựa chọn được các phương pháp phù hợp, đảm bảo đủ độ dày giác mạc sau phẫu thuật bằng phương pháp laser - yếu tố quan trọng giúp duy trì thị lực tốt cho mắt. Việc thực hiện phương pháp không phù hợp, để lại lượng giác mạc quá mỏng có thể gây nên hiện tượng giãn lồi giác mạc hoặc tái cận
Vì vậy, người bệnh nên ngưng sử dụng kính áp tròng trước khi đến khám:
- Kính áp tròng mềm: trước tối thiểu 2 tuần
- Kính áp tròng cứng Ortho - K (đeo ban đêm): trước tối thiểu 1 tháng
2. Nên đặt hẹn ngày giờ khám
Thông thường, thời gian thăm khám chuyên sâu trước phẫu thuật khoảng 1-2 tiếng. Việc lên lịch trước với bệnh viện và đến khám theo đúng hẹn mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh như:
- Được ưu tiên thứ tự khám, tiết kiệm thời gian chờ giữa các bước kiểm tra
- Được lựa chọn bác sỹ thăm khám theo yêu cầu và nhận thông báo từ bệnh viện khi có bất cứ thay đổi nào trong lịch làm việc của bác sỹ
- Chủ động trong việc sắp xếp các kế hoạch cá nhân khác
- Để đảm bảo chất lượng phục vụ tốt hơn, Bệnh viện mắt quốc tế Nhật Bản luôn khuyến khích người bệnh hẹn ngày giờ trước khi đến khám tối thiểu 1-2 ngày.
3. Nên đi cùng một người thân hoặc đi bằng phương tiện công cộng
Đối với quy trình khám chuyên sâu trước phẫu thuật, thời gian thăm khám thường mất khoảng 2 tiếng với đầy đủ 4 bước tiêu chuẩn, trong đó sẽ có bước tra thuốc liệt điều tiết. Việc tra thuốc liệt điều tiết là một trong những phương pháp dùng để loại bỏ yếu tố cận thị giả - độ khúc xạ phát sinh do sự điều tiết quá mức của mắt người bệnh. Tuy nhiên, tác dụng của thuốc sẽ khiến bệnh nhân nhìn mờ trong 4-6 tiếng hoặc 2-3 ngày (tùy loại thuốc được chỉ định) và sẽ gây ra khó khăn trong việc điều khiển phương tiện giao thông cũng như một số bất tiện khác trong sinh hoạt. Do đó, bệnh viện sẽ thường khuyến cáo bệnh nhân nên đi cùng người thân khi tới thăm khám chuyên sâu, nếu trong điều kiện không thể đi cùng được thì bệnh nhân nên sử dụng taxi hoặc xe công nghệ để di chuyển tới bệnh viện.
4. Cân nhắc việc đi khám khi đang mang thai hoặc mới sinh con trong vòng 6 tháng đầu
Sự thay đổi nội tiết và sự thất thường trong chế độ sinh hoạt của phụ nữ đang mang thai hoặc mới sinh con là một trong những yếu tố có thể khiến thị lực của mắt thay đổi. Thực hiện phẫu thuật ở giai đoạn này có thể khiến việc điều trị không đạt được hiệu quả tối đa. Do vậy bệnh nhân nên cân nhắc thăm khám khi đã bước qua giai đoạn này, khi đó các kết quả thăm khám sẽ chính xác hơn và bác sĩ cũng thuận tiện trong việc tiên lượng kết quả sau phẫu thuật.
5. Cân nhắc việc tư vấn phẫu thuật khúc xạ khi mắt đang viêm nhiễm
Những bệnh viêm nhiễm phổ biến tại mắt như viêm kết mạc, viêm bờ mi hay viêm giác mạc đều có thể khiến mắt nhìn mờ hơn bình thường. Vì vậy, chỉ số khúc xạ và thị lực đo được tại thời điểm này sẽ không chính xác để làm căn cứ thực hiện phẫu thuật. Người bệnh cần điều trị để mắt hoàn toàn khỏi viêm mới nên đến để thực hiện kiểm tra xem xét các điều kiện phẫu thuật.
6. Cân nhắc việc thăm khám tư vấn phẫu thuật khúc xạ trong thời gian mắt đang làm việc quá tải
Tình trạng sử dụng mắt quá tải kéo dài, làm việc liên tục nhiều giờ trước máy tính, điện thoại hoặc thường xuyên thức khuya có thể khiến mắt bị rối loạn điều tiết và mắc chứng cận thị giả. Khi đó chỉ số khúc xạ và thị lực sẽ không phản ánh chính xác tình trạng của mắt, việc thực hiện phẫu thuật có thể không đảm bảo hiệu quả. Do đó, bạn cân nhắc dành thời gian cho mắt nghỉ ngơi hợp lý trước khi thăm khám và phẫu thuật.
Nếu vẫn còn những băn khoăn cần tháo gỡ, hãy thăm khám trực tiếp tại Bệnh viện mắt quốc tế Nhật Bản để được giải đáp và tư vấn chi tiết hơn. Đăng ký khám chuyên sâu miễn phí trước phẫu thuật khúc xạ vào thứ 4 và thứ 7 hàng tuần TẠI ĐÂY