LOẠN THỊ BẨM SINH CÓ CHỮA ĐƯỢC KHÔNG?

21/08/2024

Loạn thị là một trong những tật khúc xạ phổ biến, ảnh hưởng đến khả năng nhìn rõ hình dạng vật thể ở mọi khoảng cách xa - gần - trung gian. Một số người mắc tật loạn thị từ khi còn nhỏ (hay còn được gọi là loạn thị bẩm sinh), gặp phải nhiều bất tiện từ tầm nhìn méo mó trong một thời gian dài và mong muốn tìm được biện pháp khắc phục phù hợp để cải thiện chất lượng cuộc sống. Trong bài viết này, hãy cùng Bệnh viện mắt quốc tế Nhật Bản tìm hiểu về nguyên nhân, cách chẩn đoán bệnh và các phương pháp điều trị dành cho người bị loạn thị bẩm sinh.

loan-thi
Minh họa tầm nhìn của người bị loạn thị

Tật loạn thị bẩm sinh là gì?

Loạn thị là tật khúc xạ ở mắt, do giác mạc có hình dạng cầu không đều, khiến các tia sáng khi đi vào mắt hội tụ tại nhiều điểm trên võng mạc, từ đó hình ảnh trở nên mờ nhòe và biến dạng. Loạn thị bẩm sinh là tình trạng người bệnh mắc tật loạn thị từ khi mới chào đời, do có sự bất thường trong cấu trúc nhãn cầu. 

Nguyên nhân dẫn đến tật loạn thị bẩm sinh

Nguyên nhân dẫn đến tật loạn thị bẩm sinh vẫn chưa được các chuyên gia nhãn khoa công bố chính thức. Tuy nhiên, một số nghiên cứu chỉ ra rằng yếu tố di truyền chiếm tới hơn 60% nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Ngoài ra, một số nguyên nhân phổ biến khác có thể đến từ việc trẻ bị chấn thương mắt trong quá trình sinh nở, hoặc mẹ bầu bị nhiễm khuẩn trong quá trình mang thai. 

bam-sinh
Tật loạn thị bẩm sinh được dự đoán có liên quan nhiều đến yếu tố di truyền, quá trình mang thai và sinh nở

Cách chẩn đoán tật loạn thị bẩm sinh

Trẻ mắc các bệnh về mắt bẩm sinh, bao gồm cả tật loạn thị, thường không được phát hiện sớm do hạn chế về khả năng diễn đạt hoặc chính trẻ cũng không nhận thức được việc bản thân mắc bệnh. Do đó phụ huynh cần chủ động quan sát các biểu hiện của trẻ hoặc chủ động đưa trẻ đi khám mắt sớm ở giai đoạn 3 tuổi, 6 tuổi để được kiểm tra, chẩn đoán và có các giải pháp điều trị kịp thời. Trẻ mắc tật loạn thị có thể có các biểu hiện như thường xuyên nheo mắt, chảy nước mắt, đau nhức đầu, mỏi mắt,…

Tại Bệnh viện mắt quốc tế Nhật Bản, quy trình thăm khám và chẩn đoán tật loạn thị bẩm sinh sẽ được diễn ra như sau: 

  • Bước 1: Chụp khúc xạ tự động với máy TRK - 2P (Topcon - Nhật Bản) để xác định độ loạn thị trên mắt, kiểm tra khúc xạ chuyên sâu cùng chuyên gia y tế trên hệ thống thử thị lực 3D Vision Chart  (Topcon - Nhật Bản).
  • Bước 2: Soi bóng đồng tử bằng đèn chuyên dụng để xác định độ loạn thị và trục loạn thị trên mắt người bệnh.
  • Bước 3: Kiểm tra chuyên sâu với đồng hồ Pa-lăng để định tính trục loạn thị trên mắt người bệnh.

👉 Đăng ký thăm khám và chẩn đoán loạn thị bẩm sinh (chỉ từ 180.000đ) tại đây

kham-mat
Trẻ nhỏ thăm khám mắt tại Bệnh viện mắt quốc tế Nhật Bản

Tật loạn thị bẩm sinh có chữa được không?

Tật loạn thị bẩm sinh có thể được khắc phục nhờ 2 phương pháp phổ biến sau:

Phương pháp tạm thời: Sử dụng các loại kính hỗ trợ (kính gọng, kính áp tròng mềm, kính áp tròng cứng Ortho-K)

Đeo kính là biện pháp khắc phục tật loạn thị bẩm sinh tạm thời, được sử dụng rộng rãi, giúp khôi phục tầm nhìn rõ nét cho người bệnh trong sinh hoạt hằng ngày. Đối với kính gọng và kính áp tròng mềm, người bệnh cần lưu ý đeo kính đúng độ và thường xuyên, lựa chọn thiết kế phù hợp với mắt, lựa chọn chất liệu tròng kính có khả năng chống ánh sáng xanh và tia UV. Với các bệnh nhân trên 6 tuổi, không muốn đeo kính trong sinh hoạt hằng ngày và có độ khúc xạ phù hợp với ngưỡng điều trị (dưới 15 độ cận, dưới 10 độ viễn, dưới 6 độ loạn), phụ huynh có thể tham khảo kính áp tròng cứng Ortho-K được đeo vào ban đêm và có khả năng định hình lại giác mạc, giúp người bệnh sở hữu tầm nhìn sáng rõ và tự do vào ban ngày. 

ortho-k
Hình ảnh minh họa kính áp tròng cứng ban đêm Ortho-K

Phương pháp dứt điểm: Thực hiện phẫu thuật khúc xạ

Phẫu thuật khúc xạ là biện pháp điều trị dứt điểm tật loạn thị bẩm sinh một cách an toàn và hiệu quả, với tỷ lệ thành công trên 98%. Đây là phương pháp dành cho người trên 18 tuổi, khi độ khúc xạ đã ổn định (không tăng quá 0.75 diop trong 6 tháng). Một số phương pháp phẫu thuật khúc xạ phổ biến và hiện đại mà người bệnh nên tham khảo bao gồm:

  • Phẫu thuật Phakic: Sử dụng thấu kính nội nhãn (ICL/IPCL) đặt trực tiếp vào vị trí sau mống mắt và trước thủy tinh thể để triệt tiêu độ khúc xạ. Ngưỡng điều trị loạn thị lên tới 10 độ, đồng thời có khả năng triệt tiêu 30 độ cận hoặc 15 độ viễn. Ưu điểm của phương pháp này đó là phổ điều trị rộng, không tác động lên cấu trúc giác mạc, không gây khô mắt, đặc biệt có khả năng chống tia UV với thấu kính ICL. 
  • Phẫu thuật ReLEx SMILE: Sử dụng tia Laser Femtosecond để tách giác mạc thành 3 lớp, tự động tách rời lớp mô ở giữa và rút ra ngoài qua vết rạch rất nhỏ, từ đó triệt tiêu độ cận - loạn thị trên mắt. Ngưỡng điều trị loạn thị là 3 độ, đồng thời có khả năng triệt tiêu 10 độ cận. Ưu điểm của phương pháp này đó là vết mổ nhỏ chỉ 2mm, hạn chế xâm lấn giác mạc, hạn chế biến chứng sau phẫu thuật (khô mắt, cộm vướng, lóa sáng, viêm nhiễm, xô lệch vạt giác mạc). 
  • Phẫu thuật Femtosecond Lasik: Sử dụng tia Laser Femtosecond để tạo vạt giác mạc và sử dụng tia Laser Excimer chiếu đa điểm lên lớp nhu mô giác mạc bên trong để điều trị tật khúc xạ. Ngưỡng điều trị loạn thị là 6 độ, đồng thời có khả năng triệt tiêu 12 độ cận hoặc 6 độ viễn. Ưu điểm của phương pháp này đó là vết cắt chính xác bằng laser tuân theo đường cong sinh lý nhãn cầu, tốc độ hồi phục vết mổ nhanh chóng.
  • Phẫu thuật SBK Lasik: Sử dụng dao Moria SBK để tạo vạt giác mạc và tia Laser Excimer chiếu đa điểm để thay đổi cấu trúc giác mạc, từ đó triệt tiêu độ khúc xạ trên mắt. Ngưỡng điều trị tương tự với phẫu thuật Femtosecond Lasik kể trên. Ưu điểm của phương pháp này đó là hiệu quả phẫu thuật được kiểm chứng lâu năm, chi phí hợp lý với đại đa số người bệnh.

👉 Đăng ký miễn phí khám mắt chuyên sâu trước phẫu thuật khúc xạ tại đây

phau-thuat
TS. BS Vũ Anh Tuấn thực hiện phẫu thuật khúc xạ tại Bệnh viện mắt quốc tế Nhật Bản

Chữa tật loạn thị bẩm sinh ở đâu tốt nhất?

Bệnh viện mắt quốc tế Nhật Bản - Địa chỉ chữa tật loạn thị bẩm sinh theo tiêu chuẩn Nhật Bản tại Hà Nội

Được đầu tư và quản lý bởi Tập đoàn Paris Miki Holdings, Bệnh viện mắt quốc tế Nhật Bản cung cấp đa dạng các phương pháp chữa loạn thị bẩm sinh, với quy trình thăm khám và phẫu thuật chuyên nghiệp, đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, hệ thống máy móc hiện đại, cơ sở vật chất tiện nghi, dịch vụ nhanh chóng và chi phí hợp lý. Đặc biệt, Bệnh viện mắt quốc tế Nhật Bản đang dẫn đầu số lượng phẫu thuật Phakic tại Việt Nam, dẫn đầu số lượng phẫu thuật Phakic ICL tại khu vực Đông Nam Á và Australia.

Trải nghiệm chữa loạn thị bẩm sinh của bệnh nhân tại Bệnh viện mắt quốc tế Nhật Bản

Bị cận - loạn thị bẩm sinh, Lê Vũ Khánh Linh (29 tuổi, Hà Nội) đã quyết định phẫu thuật khúc xạ để khôi phục tầm nhìn tự do cho đôi mắt. Sau ca mổ ReLEx SMILE cùng TS. BS Vũ Anh Tuấn - Giám đốc chuyên môn tại Bệnh viện mắt quốc tế Nhật Bản, cô nàng chia sẻ: “Mình bị cận - loạn thị từ nhỏ nên hiểu rất rõ những bất tiện mà cặp kính mang lại trong cuộc sống hằng ngày. Sau khi cân nhắc kỹ càng, mình đã quyết định phẫu thuật khúc xạ để không bị phụ thuộc vào kính nữa. Nhờ mổ ReLEx SMILE, mọi thứ trước mắt mình trở nên thật rõ nét và sống động.”

Chi phí chữa tật loạn thị bẩm sinh tại Bệnh viện mắt quốc tế Nhật Bản

  • Khám loạn thị: 180.000đ - 500.000đ (tùy theo bác sĩ và độ tuổi của người bệnh).
  • Kính áp tròng cứng Ortho-K: 16.000.000đ - 20.000.000đ cho 1 cặp kính (tùy theo tình trạng mắt và thương hiệu kính).
  • Phẫu thuật Phakic: 90.000.000đ - 100.000.000đ cho 2 mắt (tùy theo loại thấu kính nội nhãn).
  • Phẫu thuật ReLEx SMILE: 45.000.000đ cho 2 mắt.
  • Phẫu thuật Femtosecond Lasik: 38.000.000đ cho 2 mắt.
  • Phẫu thuật SBK Lasik: 24.200.000đ cho 2 mắt.

👉 Nhận thêm Ưu đãi phẫu thuật khúc xạ tại đây

Một số lưu ý chăm sóc và bảo vệ mắt cho người bị loạn thị bẩm sinh

  • Khám mắt định kỳ tối thiểu 6 tháng 1 lần để kiểm tra tình trạng loạn thị và có các chỉ định điều trị cần thiết.
  • Phòng tránh và hạn chế các chấn thương có thể xảy ra tại mắt để hạn chế tăng độ loạn thị.
  • Có chế độ sinh hoạt lành mạnh để tăng cường sức khỏe cho đôi mắt: bổ sung các thực phẩm có lợi cho mắt (cá, trứng, sữa, hoa quả, rau xanh,...), ngủ đủ 7 - 8 tiếng một ngày, duy trì 1 - 2 tiếng vận động ngoài trời mỗi ngày.

Với sự phát triển của y học hiện đại, tật loạn thị bẩm sinh có thể được điều trị tạm thời/ dứt điểm bằng nhiều phương pháp khác nhau một cách an toàn và hiệu quả. Một trong những điều quan trọng nhất là bệnh nhân cần được thăm khám mắt sớm cùng bác sĩ nhãn khoa để có phương án chữa trị kịp thời.