LÀM VIỆC LIÊN TỤC VỚI MÁY TÍNH, CÓ NÊN PHẪU THUẬT CẬN THỊ?
Một chiếc máy tính để bàn hay chiếc laptop bé nhỏ là những vật dụng thiếu yếu không thể thiếu trong công việc, học tập, sinh hoạt của chúng ta. Đối với những người mắc tật khúc xạ, nỗi băn khoăn lớn nhất khi có nhu cầu thực hiện phẫu thuật điều trị tật khúc xạ là sau phẫu thuật vẫn cần làm việc với máy tính, vậy có tái cận hay không.
Thực tế, nguy cơ tái cận luôn tồn tại do rất nhiều yếu tố như tình trạng mắt trước phẫu thuật, lựa chọn loại phẫu thuật không phù hợp, sử dụng mắt quá tải sau phẫu thuật… Tuy nhiên, tình trạng tái chỉ chiếm 1 tỉ lệ rất nhỏ và chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát được thông qua việc thay đổi những thói quen không tốt cho mắt, lựa chọn phương pháp phẫu thuật tối ưu.
Việc sử dụng máy tính sau khi mổ là không thể tránh khỏi và chắc hẳn là điều này sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến đôi mắt dù chúng ta bị cận thị hay không, dù đeo kính hay đã phẫu thuật cận thị, mức độ ảnh hưởng cũng không vì những yếu tố đó mà ít đi hay nhiều hơn. Hãy cùng Bệnh viện mắt Quốc tế Nhật Bản đi tìm câu trả lời cho thắc mắc “Làm việc liên tục với máy tính, có nên phẫu thuật cận thị?”
Những yếu tố ảnh hưởng đến mắt khi sử dụng máy tính nhiều
Sử dụng máy tính liên tục hàng giờ sẽ gây nguy cơ gia tăng độ cận, làm giảm thị lực, sức khỏe của mắt và cơ thể.
- Ánh sáng xanh từ màn hình máy tính hay các thiết bị điện tử là loại ánh sáng mức năng lượng cao, do vậy khi tiếp xúc thường xuyên sẽ gây mỏi và khô mắt, nhất là khi sử dụng trong điều kiện thiếu sáng
- Việc để độ sáng của màn hình không phù hợp cũng là tác nhân gây mỏi mắt
- Cỡ chữ trên màn hình không đủ để mắt có thể nhìn thoải mái, khiến mắt phải điều tiết nhiều, gây mỏi hoặc co quắp điều tiết do nhìn gần lâu.
- Vị trí đặt máy tính quá gần mắt cũng là nguyên nhân khiến mắt phải điều tiết nhiều hơn.
Những yếu tố và thói quen không tốt khi sử dụng máy tính vô tình khiến mắt bị nhức mỏi không được nghỉ ngơi, mắt điều tiết ở cự ly gần trong thời gian lâu khiến cho tật khúc xạ xuất hiện, lâu dần sẽ bị cận thị, giảm thị lực nhìn xa.
Chúng ta hoàn toàn có thể chủ động kiểm soát được những yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến mắt do sử dụng máy tính bằng cách điều chỉnh và thay đổi một số thói quen như sau:
- Áp dụng quy tắc 20-20-20 mỗi khi sử dụng máy tính: Mỗi 20 phút làm việc, nghỉ mắt 20s nhìn ra xa 20feet (6m) để luyện điều tiết cho mắt.
- Sử dụng kính mắt chống ánh sáng xanh hoặc để chế độ màn hình lọc ánh sáng xanh (đối với các thiết bị có chức năng này)
- Luôn đảm bảo đủ ánh sáng tự nhiên hoặc ánh đèn phù hợp khi sử dụng máy tính
- Điều chỉnh cỡ chữ và phông chữ cho phù hợp để mắt nhìn thấy thoải mái nhất
- Vị trí ngồi sử dụng máy tính phù hợp về khoảng cách (mắt cách màn hình 50-60cm), ngồi thẳng lưng, tránh dùng máy tính khi nằm
Đôi mắt hoạt động rất nhiều, chỉ sau bộ não của chúng ta, do vậy chúng cần thiết được nghỉ ngơi để phục hồi chức năng và sẵn sàng cho những hoạt động mới. Chỉ cần áp dụng những lưu ý trên mỗi khi sử dụng máy tính là đã tạo cho mình 1 thói quen tốt để bảo vệ đôi mắt cho dù có phẫu thuật cận thị hay không.
Bên cạnh đó, các phương pháp phẫu thuật điều trị tật cận thị hiện nay đều áp dụng các công nghệ hiện đại, an toàn, hạn chế xâm lấn đến mắt, vì vậy thời gian phục hồi nhanh, người bệnh có thể đạt được thị lực như mong muốn sau phẫu thuật và sẵn sàng tham gia các hoạt động và sinh hoạt bình thường sau 1 ngày phẫu thuật:
SBK LASIK
Tạo vạt giác mạc bằng dao siêu vi tự động và dùng tia laser eximmer để khử độ cận.
Phù hợp điều trị độ khúc xạ từ 0,5 – 6 diop với độ dày giác mạc cho phép
FEMTOSECOND LASIK
Tạo vạt giác mạc bằng tia laser Femtosecond và dùng tia laser eximmer để khử độ cận. Hoàn toàn không sử dụng dao.
Phù hợp điều trị độ khúc xạ từ 0,5 – 6 diop với độ dày giác mạc cho phép
ReLEx SMILE
Không lật vạt giác mạc, không dùng dao, chỉ sử dụng chùm tia laser Femtosecond cắt ngầm lớp nhu mô ít quan trọng nhất bên trong giác mạc tương ứng với độ cận, rút lớp mô vừa cắt qua đường mổ nhỏ 2mm
Điều trị độ khúc xạ từ 0,5 – 8 diop với độ dày giác mạc cho phép
Phakic ICL
Sử dụng thấu kính nội nhãn có độ an toàn cao với thông số được cá nhân hóa theo độ khúc xạ và kích thước bên trong mắt của người bệnh. Thông qua đường cắt nhỏ 2mm tại rìa giác mạc, kính được đặt vào vị trí sau mống mắt, trước thủy tinh thể.
Điều trị độ khúc xạ từ 8-9 diop trở lên và có giác mạc mỏng.
Sau phẫu thuật điều trị tât khúc xạ, người bệnh hoàn toàn có thể làm việc với máy tính bình thường, tuy nhiên hãy chú ý áp dụng những lưu ý khi sử dụng máy tính nêu trên để đôi mắt luôn sáng khỏe, hạn chế nguy cơ tái cận. Ngoài ra, việc tái cận còn đến từ những nguyên nhân khác, bạn có thể tham khảo TẠI ĐÂY.