KHÔNG PHẪU THUẬT CÓ CHỮA ĐƯỢC CẬN THỊ?
Chữa cận thị không cần phẫu thuật - phương pháp điều trị này có đúng với tất cả trường hợp cận thị hay không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này.
Cận thị là bệnh sinh ra do trục nhãn cầu trước sau dài hơn bình thường, khiến ảnh luôn rơi ở đằng trước võng mạc. Người mắc bệnh cận thị lúc nhìn xa sẽ bị mờ còn lúc nhìn gần có thể rõ. Lúc này, người bệnh phải đeo kính phân kỳ: đẩy ảnh từ trước võng mạc rơi vào sau để có thể nhìn rõ hơn.
Nếu bạn bị mắc cận thị thật thì không có cách nào có thể chữa khỏi nếu không có phẫu thuật can thiệp.
Chữa cận thị không phẫu thuật chỉ dành cho hiện tượng “cận thị giả”. Cận thị giả thường xảy ra với lứa tuổi dưới 18 tuổi: các bạn trẻ đang tuổi dậy thì, thường tiếp xúc nhiều với máy tính, điện thoại, dễ làm giảm thị lực.
Vậy cận thị giả là gì? Trước hết chúng ta cần hiểu mắt người bình thường sẽ nhìn tốt ở mọi khoảng cách, lúc đó mắt được điều tiết theo cơ chế: khi nhìn xa ảnh sẽ rơi vào sau võng mạc, thủy tinh thể không phải điều tiết mà vẫn nhìn rõ; khi nhìn gần ảnh rơi vào trước võng mạc, thủy tinh thể điều tiết cong lên kéo ảnh vào sau võng mạc để có thể nhìn được.
Tuy nhiên nếu ai đó thường xuyên nhìn gần hàng chục tiếng liên tục thì mắt sẽ phải điều tiết thường xuyên dẫn đến hiện tượng bị “đơ”, khả năng điều tiết sẽ không còn linh hoạt như trước. Khi quen nhìn gần trong một khoảng thời gian dài, lúc nhìn xa thủy tinh thể vẫn tự điều tiết cong lên dẫn đến tình trạng bị mờ.
Nếu bệnh nhân rơi vào trường hợp này, nghĩa là họ chỉ đang bị giả cận thị, chỉ cần giúp mắt điều tiết ổn định trở lại sẽ khỏi mà không cần can thiệp phẫu thuật.
Khi có dấu hiệu bị cận thị, rất có thể bạn đang gặp phải tình trạng cận thị giả như đã nêu trên. Nếu không khám chính xác, bạn sẽ dễ mất thời gian và tốn kém tiền bạc. Tuy nhiên cũng đừng vội tự ý tìm hiểu các phương pháp chữa cận thị không phẫu thuật bởi vì có thể khiến mắt bạn rơi vào tình trạng tồi tệ hơn.
Thậm chí một số trường hợp sẽ gây ra tình trạng nhược thị: nghĩa là khiến thị của bạn giảm hẳn xuống dưới 10/10 vĩnh viễn, dù đeo kính tốt cũng không thể khắc phục được bởi khi đó mắt đã tạo nên một đường mòn thị lực. Trường hợp này thường xảy ra với các bệnh nhân cận hoặc viễn quá cao mà không đeo kính. Tình trạng nhược thị do cận thị rất khó chữa.
Nếu bạn đang gặp vấn đề về mắt thì nên qua các địa chỉ nhãn khoa uy tín, đầy đủ trang thiếu bị để khám trước, tránh trường hợp tự ý đi đo thị lực và cắt kính sớm sẽ khiến mắt bị ảnh hưởng về sau. Bác sỹ sẽ xác định bạn cận thị giả hay thật, bạn đang bị cận bao nhiêu đi-ốp, bạn đeo kính đã đúng độ chưa, đồng thời cùng bạn thảo luận và tư vấn cách khắc phục phù hợp nhất.
Tại các trung tâm nhãn khoa uy tín, bác sỹ sẽ đo được một người bị cận thị thật hay giả qua đo bằng máy móc, thử kính hoặc bằng các bài test chuyên môn nhằm kiểm tra hoạt động nhả điều tiết của mắt có vấn đề hay không. Chỉ trong vòng 2h, các bác sỹ có thể chẩn đoán chính xác bạn có bị cận thị giả hay không, một số ít trường hợp ngoại lệ cần theo dõi thêm do thần kinh điều tiết không ổn định.
Vậy nên cách tốt nhất hãy đến các trung tâm nhãn khoa uy tín với trang thiết bị hiện đại để phát hiện chính xác bệnh tình, tránh tình trạng “tiền mất tật mang”.
Hiện nay có rất nhiều phương pháp chữa cận thị, tùy vào tình trạng mắt và điều kiện kinh tế mà bạn có thể lựa chọn phương pháp phù hợp. Cụ thể có 2 phương pháp chữa cận thị phổ biến hiện nay, bao gồm:
1. Phẫu thuật bằng phương pháp Lasik
Phẫu thuật bằng phương pháp Lasik là phương pháp phẫu thuật điều chỉnh tầm nhìn bằng cách thay đổi độ cong của giác mạc. Phương pháp này có thể áp dụng đối với những trường hợp sau:
- Trường hợp không muốn sử dụng kính áp tròng
- Trường hợp cảm thấy bất tiện trong công việc do đeo kính
- Trường hợp chơi thể thao: bóng đá,bóng chuyền hay bơi lội.
- Đối với những trường hợp cảm thấy khó chịu, bất tiện khi sử dụng các thiết bị điều chỉnh tầm nhìn. Phẫu thuật khúc xạ có thể giúp người bệnh cải thiện tình hình và không còn bất tiện.
2. Phẫu thuật bằng phương pháp Phakic
Phẫu thuật Phakic là phương pháp được các nước tiên tiến trên thế giới tin dùng. Với kỹ thuật đưa vào trong nhãn cầu thấu kính tương đương với độ khúc xạ được đo đạc và phân tích trước, mắt người bị tật khúc xạ (cận thị, viễn thị, loạn thị) sẽ phục hồi thị lực, không còn phụ thuộc vào cặp kính nữa.
Phương pháp này có thể thực hiện đối với các bệnh nhân có độ cận cao lên tới 30 độ, giúp họ lấy lại thị lực hoàn toàn. Có thể nói đây là phương pháp tiên tiến và an toàn nhất cho đến thời điểm hiện tại.
Hiện nay cả hai phương pháp này đã được đưa vào áp dụng tại bệnh viện Mắt Quốc tế Nhật Bản với hàng nghìn ca phẫu thuật, trong đó hơn 3000 ca mổ Phakic ICL được thực hiện thành công.
Bạn cận thị nhưng không muốn đeo kính do thường xuyên hoạt động mạnh hoặc đơn giản bạn muốn khoe đôi mắt đẹp của mình thay vì phải giấu sau cặp kính dày cộp. Những kỹ thuật tiên tiến cùng đội ngũ bác sỹ nhiều năm kinh nghiệm tại Bệnh viện mắt Quốc tế Nhật Bản sẽ tư vấn giúp bạn tìm ra giải pháp phù hợp nhất với mong muốn và khả năng kinh tế của bạn. Đăng ký thăm khám ngay hôm nay