GIÁC MẠC MỎNG CÓ PHẢI NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN CẬN THỊ CAO
Cận thị là tật khúc xạ phổ biến nhất trên toàn thế giới và là nguyên nhân hàng đầu gây suy giảm thị lực ở trẻ em với tỷ lệ ngày mắc bệnh đang tăng lên nhanh chóng. Năm 2010, ước tính có 1,9 tỷ người (27% dân số thế giới) bị cận thị, và 70 triệu người trong số họ (2,8%) bị cận thị cao. Con số này được dự báo sẽ tăng lên lần lượt là 52% và 10% vào năm 2050.
Ngoài việc gây khó khăn và bất tiện trong cuộc sống hằng ngày, người mắc tật cận thị cao còn phải đối mặt với nguy cơ gặp các bệnh về mắt có thể làm suy giảm thị lực nghiêm trọng.
Thế nào được coi là cận thị cao?
Cận thị là một tình trạng liên quan khả năng nhìn xa của mắt. Ở mắt cận thị, điểm hội tụ của các tia sáng nằm phía trước võng mạc, do đó người bị cận thị có thể nhìn rõ mục tiêu ở khoảng cách gần, nhưng hình ảnh mờ nhòe khi nhìn ở cự ly xa hơn.
Độ cận thị là thông số dùng để chỉ mức độ cận thị nặng hay nhẹ, người ta thường dựa vào độ cận để đưa ra biện pháp cải thiện thị lực phù hợp. Khi nhắc đến độ cận thị, người ta hay nói đến thuật ngữ đi-ốp hay diop. Theo National Eye Institute, cận thị được coi là cận thị cao hay cận thị nặng khi người bệnh có độ cận trên 6 diop.
Theo Hiệp hội nhãn khoa Hoa kỳ (American Association of Ophthalmology, AAO) phần lớn những người cận thị nặng đều gặp phải tình trạng nhãn cầu phát triển nhiều hơn so với bình thường. Cận thị cao thường sẽ ổn định trong độ tuổi từ 20-30 tuổi. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, người mắc tật cận thị vẫn có nguy cơ tăng độ dần theo năm tháng.
Giác mạc mỏng liệu có phải nguyên nhân gây ra cận thị cao?
Giác mạc là một màng trong suốt, rất dai, không có mạch máu có hình chỏm cầu, là phần cong nhất mà mắt thường có thể nhìn thấy khi nhìn vào con mắt. Giác mạc có vai trò vô cùng quan trọng là giúp bảo vệ mắt khỏi vi khuẩn, khói bụi, sàng lọc ra một số bước sóng cực tím gây hại (UV) trong ánh sáng mặt trời, bảo vệ thủy tinh thể và võng mạc khỏi những tổn thương. Độ dày trung bình của giác mạc bình thường là khoảng 530 - 540 micron, trường hợp giác mạc có độ dày dưới 500 micron (nửa milimet) được coi là giác mạc mỏng.
Có nhiều nghiên cứu đã được thực hiện để tìm ra mối liên quan giữa tật khúc xạ và độ dày giác mạc trung tâm (CCT). Tuy nhiên kết quả các nghiên cứu này vẫn có những sự khác nhau khi có nghiên cứu cho thấy không có mối tương quan giữa độ dày giác mạc và mức độ cận thị, trong khi đó một nghiên cứu khác cho thấy giác mạc mỏng hơn ở những người cận thị nặng.
Theo thực tế lâm sàng, trong quá trình thăm khám và tư vấn tại Bệnh viện mắt quốc tế Nhật Bản, Tiến sĩ, Bác sĩ Vũ Anh Tuấn cho biết có những trường hợp bệnh nhân có giác mạc khá mỏng nhưng độ cận không hề cao thậm chí còn khá thấp, trong khi đó cũng có những bệnh nhân giác mạc rất dày nhưng lại bị cận loạn thị cao. Do vậy, không thể khẳng định giác mạc mỏng khiến một người dễ mắc cận thị hơn hoặc khiến độ cận dễ tăng nhanh và nhiều hơn những người khác.
Bên cạnh đó, cũng có rất nhiều yếu tố khác nhau có thể dẫn nguy cơ mắc tật cận thị, một trong những yếu tố có thể kể tới là di truyền. Nếu bố hoặc mẹ bị cận thị, nguy cơ con của họ mắc tật cận thị sẽ tăng lên. Nguy cơ còn cao hơn nếu cả bố và mẹ đều bị cận thị.
Cận thị nặng thường không tự dẫn đến mất thị lực. Thay vào đó, quá trình dài ra của nhãn cầu sẽ kéo dài và làm mỏng võng mạc và các mô mắt khác, có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý khác ở mắt như bong võng mạc, glôcôm, đục thủy tinh thể qua đó gây nên sự suy giảm thị lực trên mắt.
Điều trị cận thị cao
Không thể chữa khỏi hoàn toàn tật cận thị bởi vì không thể làm ngắn lại chiều dài của trục nhãn cầu. Đối với bệnh nhân mắc tật cận thị có độ tuổi dưới 18 và người trên 18 tuổi có độ cận tăng nhanh, cần được thăm khám mắt thường xuyên để có các giải pháp hạn chế tiến triển cận thị bên cạnh đó cũng kiểm tra được tình trạng sức khỏe mắt, tránh các biến chứng khác ở mắt có thể xảy ra.
Về phương pháp điều trị cận thị nặng, người bệnh sẽ có các chọn lựa để điều chỉnh sự sai lệch khúc xạ của mắt bằng kính gọng, kính áp tròng hoặc bằng các phương pháp phẫu thuật cận thị. Đặc biệt phẫu thuật Phakic là giải pháp tối ưu được đánh giá cao trong việc điều trị tật khúc xạ cho người có độ cận-viễn-loạn cao, giác mạc mỏng. Tuy nhiên, các phương pháp này chỉ có thể điều chỉnh sự sai lệch của khúc xạ, chứ không thể đảo ngược tình trạng cận thị khi nó đã phát triển.
Để biết mắt của mình có độ dày giác mạc là bao nhiêu cũng như được nghe tư vấn 1-1 với bác sĩ chuyên khoa mắt để được tư vấn loại phẫu thuật phù hợp, đừng bỏ lỡ cơ hội thăm khám chuyên sâu trước phẫu thuật cận-viễn-loạn MIỄN PHÍ duy nhât vào Thứ 4, Thứ 7 và Chủ Nhật tại Mắt Nhật Bản. Liên hệ đăng ký ngay tại: https://jieh.vn/dien-dan-lasik-and-phakic
Bên cạnh đó, đối với người có tật khúc xạ (cận-viễn-loạn) đặc biệt là người dưới 18 tuổi việc kiểm soát tiến triển cận thị là vô cùng quan trọng. Mục đích của việc kiểm soát cận thị là giúp làm chậm sự tiến triển độ cận trên mắt, qua đó giúp độ cận trên mắt không bị tăng quá cao, từ đó hạn chế được các bệnh lý khác tại mắt có thể xảy ra do độ cao cũng như người mắc tật khúc xạ sẽ có nhiều lựa chọn về phương pháp phẫu thuật khúc xạ. Tìm hiềm thêm về "Gói kiểm soát tiến triển cận thị" tại: https://jieh.vn/dich-vu/kiem-soat-tien-trien-can-thi