ĐỘ TUỔI NÀO NÊN BẮT ĐẦU QUAN TÂM ĐẾN BỆNH ĐỤC THỦY TINH THỂ?
Đục thủy tinh thể vốn là căn bệnh đặc thù của người cao tuổi, tuy nhiên, vào những năm gần đây, bệnh ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Khi mắc đục thủy tinh thể, người bệnh sẽ bị suy giảm thị lực, thậm chí mù lòa nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Vì vậy, dù ở lứa tuổi nào, hãy nắm rõ những thông tin quan trọng để chủ động phòng tránh, tầm soát và điều trị đục thủy tinh thể bằng một số cách sau đây.
Tác hại của bệnh đục thủy tinh thể
Bệnh đục thủy tinh thể xảy ra khi protein tập trung thành đám tại bộ phận thủy tinh thể trong mắt, ngăn cản ánh sáng đi đến võng mạc, khiến tầm nhìn của người bệnh trở nên mờ đục, kém màu sắc hơn. Căn bệnh này có khả năng gây suy giảm thị lực nghiêm trọng và là nguyên nhân mù lòa hàng đầu trên thế giới. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có khoảng 65,2 triệu người mắc bệnh đục thủy tinh thể, trong đó, hơn 80% trường hợp bị mất thị lực từ trung bình đến nặng.
Khi mắc đục thủy tinh thể, người bệnh sẽ gặp khó khăn trong công việc và sinh hoạt hằng ngày; khiến họ phải phụ thuộc nhiều hơn vào người thân xung quanh; cũng như gia tăng tỷ lệ gặp tai nạn, chấn thương trong quá trình di chuyển, đặc biệt là khi đi cầu thang hoặc điều khiển phương tiện giao thông.
Ngày nay, bệnh đục thủy tinh thể không chỉ phổ biến ở tuổi già. Theo nghiên cứu vào năm 2016, đục thủy tinh thể ở người trẻ tại Việt Nam đang có xu hướng tăng cao, lên đến 30%. Vì vậy, nắm bắt các thông tin và lưu ý quan trọng trong phòng tránh, điều trị đục thủy tinh thể là điều cần thiết đối với tất cả mọi người cho dù ở độ tuổi nào.
Các lưu ý về bệnh đục thủy tinh thể cho người dưới 40 tuổi
Một số đối tượng dưới 40 tuổi có nguy cơ cao mắc đục thủy tinh thể:
- Trẻ em bị bệnh bẩm sinh do di truyền hoặc thiếu sót của phôi trong quá trình mang thai.
- Người mắc các bệnh lý khác như tiểu đường, viêm màng bồ đào, bệnh võng mạc,...
- Người thường xuyên tiếp xúc với tia UV hoặc ánh sáng có cường độ mạnh, xạ ion hóa,...
- Người lạm dụng rượu, bia và các chất kích thích.
Đối với đục thủy tinh thể bẩm sinh, phần trung tâm mắt của trẻ có thể có màu xám hoặc trắng thay vì màu đen. Cả con ngươi có thể có vẻ như bị phủ một lớp màng hoặc có thể thấy một đốm trắng bên trong con ngươi. Tuy nhiên, có những trường hợp các triệu chứng hay dấu hiệu này không dễ được phát hiện mà sẽ cần thăm khám tại các cơ sở nhãn khoa uy tín. Tùy vào tình trạng đục thủy tinh thể, bác sĩ nhãn khoa có thể chỉ định thực hiện phẫu thuật để loại bỏ đục thủy tinh thể bẩm sinh. Khi thị lực của trẻ bị ảnh hưởng, phẫu thuật thường diễn ra ngay sau khi chẩn đoán, sớm nhất là khi trẻ được 6–8 tuần tuổi. Trong quá trình thực hiện, bác sĩ nhãn khoa sẽ loại bỏ phần đục của thấu kính và thay bằng thủy tinh thể nhân tạo. Sau phẫu thuật, trẻ thường sẽ phải đeo kính áp tròng hoặc kính gọng để giúp mắt tập trung tốt hơn. Một số trẻ cũng sẽ đeo miếng che mắt để giúp não phát triển thị giác.
Thông thường, ngoài đối tượng mắc bệnh bẩm sinh, người dưới 40 tuổi thường không cảm nhận được rõ ràng các triệu chứng của bệnh đục thủy tinh thể do bệnh ở giai đoạn khởi phát. Điều quan trọng nhất trong độ tuổi này là trang bị kiến thức tầm soát bệnh và có lối sống lành mạnh để phòng tránh sự tiến triển của bệnh.
Sau đây là một số lưu ý trong tầm soát và phòng tránh đục thủy tinh thể mà người bệnh cần nắm rõ:
- Khám mắt định kỳ 6 tháng/lần để theo dõi, phát hiện sớm và có phác đồ tầm soát bệnh nếu cần thiết.
- Bổ sung chất dinh dưỡng có lợi cho mắt như vitamin A - B - C, omega, lutein, zeaxanthin có trong các loại rau xanh, trái cây, hải sản, hạt khô.
- Đeo kính râm khi ra ngoài trời, đeo kính chống ánh sáng xanh khi dùng các thiết bị điện tử.
- Hạn chế hút thuốc và sử dụng rượu bia, các chất kích thích.
- Tập thể dục thường xuyên, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời tối thiểu 2 tiếng mỗi ngày.
Đăng ký khám mắt định kỳ tại Bệnh viện mắt quốc tế Nhật Bản với chi phí chỉ từ 250.000 VND: https://jieh.vn/dat-lich-kham.
Các lưu ý về bệnh đục thủy tinh thể cho người trên 40 tuổi
Tuổi già là nguyên nhân phổ biến nhất gây nên bệnh đục thủy tinh thể. Theo nghiên cứu của Framingham Eye Study, người ở độ tuổi 55-64 có tỷ lệ mắc bệnh lên tới 4,5%; người ở độ tuổi 65-74 có tỷ lệ mắc bệnh 18%; người ở độ tuổi 75-84 có tỷ lệ mắc bệnh 49,5%. Vì vậy, người cao tuổi cần chủ động chăm sóc mắt để phòng bệnh đục thủy tinh thể người già, song song với việc tầm soát đục thủy tinh thể định kỳ để phát hiện sớm và chữa đục thủy tinh thể kịp thời.
Đăng ký Tầm soát đục thủy tinh thể tại Bệnh viện mắt quốc tế Nhật Bản với đội ngũ chuyên gia đầu ngành: https://jieh.vn/dich-vu/tam-soat-duc-thuy-tinh-the.
Khi mắc đục thủy tinh thể, người bệnh có thể được chỉ định các phương pháp điều trị như sử dụng thuốc để làm chậm quá trình tiến triển của bệnh hoặc mổ thay thủy tinh thể nhân tạo (phẫu thuật Phaco, phẫu thuật Laser Cataract) để cải thiện thị lực. Tùy vào giai đoạn bệnh mà trong quá trình thăm khám, bác sĩ nhãn khoa sẽ có chỉ định điều trị phù hợp với từng bệnh nhân.
Ngoài ra, khi thấy các dấu hiệu bất thường khác ở mắt như suy giảm thị lực, màng sương trắng trước mắt, nhạy cảm với ánh sáng, nhìn đôi/nhìn ba,… người bệnh hãy nhanh chóng đến bệnh viện nhãn khoa để được thăm khám, chẩn đoán bệnh và nhận phác đồ điều trị từ bác sĩ.
Bệnh nhân đục thủy tinh thể khôi phục thị lực 10/10 nhờ phẫu thuật Phaco tại Bệnh viện mắt quốc tế Nhật Bản
Bệnh viện mắt quốc tế Nhật Bản là cơ sở nhãn khoa uy tín trong thăm khám, tầm soát và điều trị bệnh đục thủy tinh thể với phẫu thuật viên đầu ngành - Tiến sĩ, Bác sĩ Vũ Anh Tuấn - Giám đốc chuyên môn bệnh viện, quy trình khám chữa bệnh chuyên sâu 14 bước chuẩn Nhật, hệ thống máy Catalys (Johnson & Johnson - Mỹ) hàng đầu Đông Nam Á, dịch vụ chăm sóc toàn diện và tái khám miễn phí không giới hạn số lần trong vòng 4 tháng sau phẫu thuật.
Tìm hiểu thêm về phẫu thuật đục thủy tinh thể chuẩn Nhật với chi phí chỉ từ 16.000.000 VND: https://jieh.vn/dieu-tri-duc-thuy-tinh-the.