CHĂM SÓC MẮT SAU PHẪU THUẬT GLÔCÔM

28/03/2024

Glôcôm là một nhóm bệnh lý gây tổn hại thần kinh thị giác và mất thị trường mà người bệnh cần điều trị cả đời. Phẫu thuật Glôcôm là giải pháp tối ưu trong phác đồ điều trị  cho những bệnh nhân sử dụng thuốc kém hiệu quả. Sau đây là 6 lưu ý chăm sóc mắt mà người bệnh cần nắm rõ sau phẫu thuật Glôcôm theo lời khuyên của Tiến sĩ, Bác sĩ Vũ Anh Tuấn - Giám đốc chuyên môn Bệnh viện mắt quốc tế Nhật Bản - Chuyên gia đầu ngành về Glôcôm tại Việt Nam.

phau-thuat-mat
Minh họa phẫu thuật Glôcôm

Thể trạng mắt sau phẫu thuật Glôcôm sẽ như thế nào?

Theo TS.BS Vũ Anh Tuấn, mục đích của các phương pháp phẫu thuật Glôcôm là tạo ra đường rò giúp lưu thông thủy dịch từ trong mắt ra bên ngoài, từ đó hạ nhãn áp và duy trì nhãn áp ở mức phù hợp cho người bệnh.

Tuy nhiên, đường rò này có thể mang lại một số nguy cơ như sau:

  • Ở giai đoạn đầu: Người bệnh có thể bị xẹp tiền phòng, nhãn áp thấp. 
  • Ở giai đoạn sau: Người bệnh có thể gặp phải tình trạng đường rò quá phát, dẫn đến biến chứng nhãn áp thấp hoặc bệnh nhiễm trùng (sẹo bọng, viêm nội nhãn) do thông qua đường rò, vi khuẩn từ bên ngoài môi trường có thể xâm nhập vào trong mắt.
viem-noi-nhan
Người bệnh có thể gặp một số biến chứng sau phẫu thuật Glôcôm

Để chăm sóc mắt đúng cách cũng như phòng tránh và xử lý biến chứng kịp thời sau phẫu thuật, hãy tuân thủ theo những lưu ý dưới đây.

Lưu ý chăm sóc mắt sau phẫu thuật Glôcôm

Về thời gian tái khám mắt

Việc tái khám đúng hẹn và thường xuyên đóng vai trò quan trọng trong toàn bộ quá trình điều trị Glôcôm, giúp bác sĩ nhãn khoa đưa ra những điều chỉnh phác đồ điều trị kịp thời. 

Người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt lịch tái khám định kỳ: 1 ngày - 1 tuần - 2 tuần - 3 tháng - 6 tháng sau phẫu thuật. Sau giai đoạn đó, tùy vào từng tình trạng bệnh, bác sĩ nhãn khoa sẽ có những điều chỉnh thích hợp trong lịch thăm khám mắt:

  • Trường hợp bệnh không tiến triển, nhãn áp < 21mmHg: Tái khám 3 - 6 tháng/lần.
  • Trường hợp nhãn áp ổn định nhưng thị lực vẫn suy giảm: Khám và điều trị các yếu tố khác ảnh hưởng đến chỉ số nhãn áp.
  • Trường hợp nhãn áp tăng cao: Tiếp tục điều trị hạ nhãn áp bằng thuốc, laser, phẫu thuật.
  • Trường hợp nhãn áp thay đổi thất thường: Tái khám thường xuyên hơn, phẫu thuật lại nếu cần thiết.   

Đặc biệt, nếu người bệnh gặp phải một số dấu hiệu bất thường (thị lực suy giảm, đau nhức mắt, đỏ mắt, nhạy cảm với ánh sáng, chảy nước mắt nhiều, buồn nôn,…), cần chủ động đến bệnh viện thăm khám và xử lý kịp thời.

👉 Đọc thêm về các dấu hiệu nhắc nhở bệnh nhân Glôcôm đi khám mắt ngay tại đây.

Về việc sử dụng thuốc

Ngay sau mổ, người bệnh sẽ cần sử dụng thuốc kê đơn để bảo vệ mắt theo chỉ định của bác sĩ. Bệnh nhân cần tra đúng thuốc, đúng cách, đúng thời gian quy định, có thể đặt báo thức và ghi chú để không quên thuốc. Mỗi loại thuốc cần tra cách nhau 10 phút, tránh sử dụng đồng thời nhiều loại thuốc gây ra phản ứng chéo và giảm hiệu quả điều trị.

Khúc xạ viên Nghê Thị Hồng Ngát tại Bệnh viện mắt quốc tế Nhật Bản hướng dẫn cách tra thuốc nhỏ mắt đúng cách

Về vấn đề vệ sinh

Bệnh nhân cần đeo kính bảo hộ liên tục trong 3 ngày đầu; không để hóa chất, bụi bẩn, nước bẩn dính vào mắt; hạn chế chạm tay lên mặt; tránh va đập mạnh vào mắt; không đeo kính áp tròng, không trang điểm ở mắt hay các vùng xung quanh mắt trong tối thiểu 2 tuần đầu.

Về chế độ ăn uống

Bệnh nhân không cần kiêng ăn uống, nên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, tránh chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê, gia vị mạnh.

Về hoạt động thường ngày

Bệnh nhân không lái xe vào ngày đầu tiên sau phẫu thuật; tránh các môn thể thao đối kháng và các vận động mạnh tối thiểu 1 tháng; tránh nằm nghiêng, nằm sấp mặt; không làm công việc nặng tối thiểu 2 tháng; có thể đi dạo, chạy bộ nhẹ nhàng sau 3 ngày.

Về sức khỏe tinh thần

Bệnh nhân nên hạn chế lo lắng, giữ tâm trạng thoải mái để phòng tránh căng thẳng thần kinh, ảnh hưởng tới hiệu quả ca phẫu thuật.

Thăm khám và điều trị Glôcôm cùng chuyên gia đầu ngành tại Bệnh viện mắt quốc tế Nhật Bản

bac-si-tuan
Thăm khám cùng TS.BS Vũ Anh Tuấn - Giám đốc chuyên môn Bệnh viện mắt quốc tế Nhật Bản - Chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực Glôcôm

Được đầu tư 100% và quản lý bởi Tập đoàn Paris Miki Holdings, Bệnh viện mắt quốc tế Nhật Bản là cơ sở nhãn khoa uy tín trong điều trị bệnh lý Glôcôm tại Việt Nam:

  • Hệ thống trang thiết bị hiện đại: Máy đo nhãn áp tiếp xúc và không tiếp xúc, thị trường kế Humphrey Field Analyzer 3, máy OCT Cirrus 6000. 
  • Đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, được đào tạo trong nước và quốc tế, có nhiều năm nghiên cứu chuyên sâu và kinh nghiệm thực tiễn trong điều trị bệnh Glôcôm. Đặc biệt, người bệnh sẽ có cơ hội được thăm khám và điều trị cùng TS. BS Vũ Anh Tuấn - một trong những chuyên gia nhãn khoa hàng đầu trong lĩnh vực điều trị Glôcôm ở Việt Nam với gần 30 năm kinh nghiệm.
  • Sử dụng các loại thuốc, dung dịch và vật tư phẫu thuật cao cấp: Săng phẫu thuật không có sợi bông tự do và chỉ dùng 01 lần duy nhất; dao phẫu thuật được dùng mới 100%, mỗi bệnh nhân được sử dụng 01 bộ dao khác nhau; dịch BSS (Alcon – Hoa Kỳ) chứa các thành phần ions như Na, K, Cl, Mg, Ca giống với dịch sinh lý trong cơ thể, không chứa chất bảo quản.
  • Hệ thống bệnh án điện tử giúp theo dõi tình trạng và tiến triển của bệnh một cách lâu dài, chặt chẽ.

Có thể thấy, bệnh nhân phẫu thuật Glôcôm, bên cạnh việc cần phải tuân thủ chặt chẽ việc chăm sóc mắt sau phẫu thuật để tránh nguy cơ viêm nhiễm, còn cần phải lưu ý chế độ sinh hoạt, vận động, đồng thời duy trì lịch tái khám định kỳ hoặc đến ngay bệnh viện khi có các dấu hiệu bất thường. Để được tư vấn thêm các thông tin về điều trị bệnh glocom, quý khách có thể liên hệ Bệnh viện mắt quốc tế Nhật Bản để được hỗ trợ.

👉 Tìm hiểu thêm về Phẫu thuật Glôcôm tại Bệnh viện mắt quốc tế Nhật Bản: https://jieh.vn/dich-vu/dieu-tri-benh-glocom