BỆNH GLÔCÔM CÓ DI TRUYỀN KHÔNG?

15/03/2024

Được mệnh danh là “kẻ cắp ánh sáng thầm lặng”, Glôcôm mặc dù không có triệu chứng nhận biết rõ ràng nhưng có thể gây ra những suy giảm thị lực không thể phục hồi cho người bệnh. Trước tính nghiêm trọng của bệnh lý, nhiều người mắc Glôcôm không chỉ lo lắng cho sức khỏe của mình mà còn cho cả người thân trong gia đình vì nghi ngại khả năng di truyền của bệnh. Cùng lắng nghe chia sẻ từ Tiến sĩ, Bác sĩ Vũ Anh Tuấn - Chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực Glôcôm tại Việt Nam để hiểu rõ hơn về tính di truyền của căn bệnh này.

di-truyen-trong-gia-dinh
Nhiều người mắc Glôcôm lo ngại về tính di truyền của bệnh

Bệnh Glôcôm nguy hiểm như thế nào?

Glôcôm là thuật ngữ dùng để chỉ một nhóm bệnh có đặc điểm chung là tổn hại thần kinh, mất thị trường, lõm teo đĩa thị và liên quan đến tình trạng nhãn áp cao. Đây là nguyên nhân gây mù lòa đứng thứ 2 toàn cầu. Các nhà nghiên cứu ước tính rằng có khoảng 80 triệu bệnh nhân Glôcôm trên thế giới, hơn 50% trong số đó không biết rằng họ đang mắc bệnh.

mat-glocom
Mắt của người bệnh Glôcôm

Khi mắc Glôcôm, thị lực của người bệnh sẽ tối dần từ ngoài vào trong (mất dần thị trường) cho đến khi mù lòa hoàn toàn nếu không được điều trị kịp thời. Hiện nay, các biện pháp điều trị Glôcôm (thuốc, laser, phẫu thuật) chỉ nhằm mục đích hạn chế sự tiến triển của bệnh để bảo toàn phần thị lực còn lại, quá trình điều trị không thể khôi phục phần chức năng thị giác đã mất. Vậy nên, việc phát hiện sớm và tuân thủ điều trị Glôcôm đóng vai trò quan trọng để bảo vệ thị lực cho người bệnh.

Bệnh Glôcôm có di truyền không?

Theo TS.BS Vũ Anh Tuấn - Giám đốc chuyên môn Bệnh viện mắt quốc tế Nhật Bản - Chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực Glôcôm tại Việt Nam, hầu hết thể Glôcôm nguyên phát đều có khả năng di truyền cho người cùng huyết thống. Các nhà nghiên cứu đã tìm ra chính xác những gen gây bệnh Glôcôm, đa phần trong số đó là gen trội nằm trên nhiễm sắc thể thường, vì vậy chúng có khả năng di truyền trực tiếp sang thế hệ sau. Theo đó, người thân ruột thịt của bệnh nhân Glôcôm có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 4 - 9 lần bình thường.

Người thân của bệnh nhân Glôcôm cần bảo vệ mắt như thế nào?

bac-si-tuan
Thăm khám cùng TS.BS Vũ Anh Tuấn - Giám đốc chuyên môn Bệnh viện mắt quốc tế Nhật Bản - Chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực Glôcôm

Là đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh Glôcôm, người cùng huyết thống với bệnh nhân Glôcôm nên thực hiện những biện pháp bảo vệ mắt như sau:

  • Tầm soát định kỳ 6 tháng/lần nhằm phát hiện sớm Glôcôm từ giai đoạn đầu, nắm bắt “thời điểm vàng” trong điều trị.
  • Khi phát hiện bản thân mắc Glôcôm, bệnh nhân cần tuân thủ phác đồ điều trị từ bác sĩ nhãn khoa. Người bệnh cần chuẩn bị tâm lý sống chung với bệnh Glôcôm, không được bỏ điều trị vì điều này có thể khiến bệnh tiến triển nặng thêm, dẫn đến nguy cơ mù lòa. 

Hưởng ứng “Tuần lễ Glôcôm thế giới 2024” (10/03 - 16/03), Bệnh viện mắt quốc tế Nhật Bản dành tặng cơ hội khám tầm soát Glôcôm miễn phí cùng các bác sĩ nhãn khoa đầu ngành cho những người có nguy cơ cao mắc bệnh. Đăng ký ngay tại đây.