TẠI SAO MÍ MẮT BỊ CO GIẬT?

08/03/2024

Đột nhiên co giật mí mắt, nháy mắt là hiện tượng bình thường và phổ biến, có thể xảy ra với tất cả mọi người. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo người bệnh đang mắc một số bệnh lý tại mắt hoặc bệnh toàn thân nghiêm trọng. Vì vậy, người bệnh cần quan tâm tới các triệu chứng đi kèm, xác định rõ nguyên nhân gây bệnh, đánh giá đúng tình trạng mắt để có giải pháp điều trị thích hợp.

co-giat-mat
Co giật mí mắt là hiện tượng phổ biến

Tình trạng mí mắt co giật là gì?

Co giật mí mắt là tình trạng các mí mắt bị co thắt, rung nhẹ, lặp đi lặp lại nhiều lần. Người bệnh có thể bị co giật cả mí mắt trên và mí mắt dưới. Thông thường, hiện tượng co giật mí mắt xảy ra trong vài giây cho đến một phút. Tuy nhiên, cũng có trường hợp đặc biệt, người bệnh bị co giật mí mắt trong vài tuần.

Nguyên nhân và giải pháp khi mí mắt co giật

Có nhiều nguyên nhân khiến mí mắt bị co giật. Sau đây là 5 nguyên nhân phổ biến và giải pháp tương ứng mà người bệnh có thể áp dụng khi bị co giật mí mắt:

  • Bệnh nhân bị nhiễm trùng ở mắt (đi kèm với triệu chứng mắt sưng đỏ) hoặc có khối u ở mắt. Trong trường hợp này, người bệnh cần đến bệnh viện nhãn khoa để thăm khám và có chỉ định điều trị phù hợp.
  • Bệnh nhân lo âu, căng thẳng quá mức trong thời gian dài, khiến các cơ mắt nhạy cảm và mệt mỏi. Trong trường hợp này, người bệnh nên nhắm mắt nghỉ ngơi và thư giãn tinh thần. 
  • Bệnh nhân lạm dụng cà phê, rượu, bia, chất kích thích khiến nhịp tim tăng nhanh, kích thích trao đổi chất, dẫn đến tình trạng cơ mắt co giật. Trong trường hợp này, người bệnh cần hạn chế sử dụng các chất nêu trên, đồng thời bổ sung cho cơ thể vitamin B12, Magie có trong các thực phẩm như trứng, cá, sữa,...
  • Bệnh nhân bị dị ứng thời tiết, đi kèm với triệu chứng khó thở, ngứa mũi, hắt hơi, chảy nước mắt. Trong trường hợp này, người bệnh cần đeo kính bảo vệ mắt khi đi ra ngoài đường, giữ vệ sinh mắt sạch sẽ và uống thuốc kê đơn nếu cần thiết.
  • Ở một số trường hợp hiếm, đây có thể là triệu chứng của bệnh rối loạn thần kinh như Parkinson, tê liệt cơ mặt. Theo đó, người bệnh cần đi khám sớm nhất có thể để có phác đồ điều trị phù hợp.

Cần thăm khám với bác sĩ khi nào?

kham-mat
Bệnh nhân thăm khám mắt tại Bệnh viện mắt quốc tế Nhật Bản

Thông thường, tình trạng co giật mí mắt sẽ tự hết sau một thời gian. Tuy nhiên, nếu tình trạng không thuyên giảm và đi kèm với các triệu chứng sau, người bệnh nhanh chóng đến cơ sở nhãn khoa để được thăm khám cụ thể:

  • Mắt sưng đỏ bất thường.
  • Mí mắt trên rủ xuống.
  • Mí mắt bị đóng sập, ảnh hưởng đến tầm nhìn.
  • Co giật mí mắt kèm theo các co giật các bộ phận khác trên mặt.

👉 Đăng ký khám mắt tại Bệnh viện mắt quốc tế Nhật Bản: https://jieh.vn/dat-lich-kham