LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ TẬT KHÚC XẠ
Tật khúc xạ là một tật rối loạn mắt rất phổ biến trên thế giới, xảy ra khi mắt không thể tập trung rõ ràng các hình ảnh từ thế giới bên ngoài. Những người mắc tật khúc xạ thường có tầm nhìn mờ, thậm chí thị lực suy yếu nếu độ khúc xạ quá nặng. Có ba tật khúc xạ phổ biến nhất là: Cận thị, loạn thị, viễn thị. Trong đó cận và loạn thị là phổ biến nhất, đặc biệt ở độ tuổi từ 6 – 45 tuổi.
Trên thế giới có rất nhiều phương pháp cải thị thiện thị lực do mắt tật khúc xạ. Hãy cùng Bệnh viện mắt Quốc tế Nhật Bản tìm hiểu quá trình phát triển của các phương pháp điều trị tật khúc xạ.
Phương pháp đầu tiên và cũng là phương án có lịch sử hình thành, phát triển lâu đời nhất chính mà việc sử dụng Kính mắt trong điều trị tật khúc xạ. Năm 1270, kính mắt xuất hiện chính thức tại Trung Quốc. Từ những năm 1600, kính lồi lõm được dùng để khắc phục tật cận thị, viễn thị tại mắt. Và cho đến ngày nay, kính mắt vẫn là phương án hiệu quả, chi phí hợp lý, linh hoạt nhất để cải thị lực nhanh chóng cho những người mắc tật khúc xạ. Tuy nhiên, mắt kính đôi khi cũng cản trở và ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống của người đeo nó. Người ta suy nghĩ đến 1 phương pháp cải thiện và điều trị tật khúc xạ triệt để, lâu dài hơn.
Như chúng ta đã biết, giác mạc là một bộ phận vô cùng quan trọng của đôi mắt, đóng vai trò như một thấu kính hội tụ hình ảnh lên võng mạc, giúp con người có thể nhìn thấy vật. Do vậy, các nhà khoa học đã nghiên cứu ra rằng khi tác động thay đổi đường cong của giác mạc sẽ giúp điều chỉnh lại đường đi của ánh sáng và khắc phục được tật khúc xạ của mắt, và phẫu thuật điều trị tật khúc xạ đã ra đời dựa trên nguyên lý này.
Phương pháp phẫu thuật đầu tiên được áp dụng để điều trị phương pháp rạch giác mạc hình nan hoa với cơ chế tạo những đường rạch trên bề mặt giác mạc theo hình nan hoa để làm giảm công suất tác động lên giác mạc để điều trị cận thị. Đây là phương pháp được nghiên cứu trên thực nghiệm từ năm 1897-1898 bởi nhà nghiên cứu Lans và được áp dụng rộng rãi tại Liên Xô năm 1972. Tuy nhiên phương pháp rạch giác mạc này làm tổn thương nội mô, dễ gây phù giác mạc khiến thị lực suy giảm nghiêm trọng nên đã không còn được áp dụng nữa.
Sau này, các nhà nghiên cứu phát minh ra tia laser excimer – loại tia đã trở thành thống lĩnh trong phẫu thuật khúc xạ nhờ khả năng cắt gọt mô giác mạc, sửa chữa các lỗi quang học trên mắt. Và phẫu thuật sử dụng tia laser đã được hình thành và ngày càng phát triển nhanh chóng với nhiều hình thức và cơ chế khác nhau. Nhóm phẫu thuật tác động lên lớp biểu mô ngoài cùng của giác mạc:
- Phẫu thuật PRK (Photorefractive Keratectomy): Đây là phương pháp cắt gọt giác mạc nông bằng Laser excimer bắt đầu được áp dụng để điều trị cận thị từ năm 1993-1994. Nguyên lý của phẫu thuật PRK là dùng tia Laser excimer để cắt gọt một phần chỏm giác mạc làm giảm độ cong của vòm giác mạc trung tâm, do đó mà giảm độ cận thị. Người ta đã tính toán rằng cắt gọt khoảng 50um có thể giảm 6D độ cận. Phẫu thuật này thường được chỉ định cho cận thị từ –1D đến –6D. Nhược điểm của phẫu thuật này là sau mổ do mất cả lớp biểu mô giác mạc, các biến chứng có thể gặp là tăng nhãn áp do phải dùng Corticoides sau mổ và đục giác mạc dưới biểu mô, một số trường hợp sẹo giác mạc .
- Phẫu thuật Smart Surface: là một phương pháp “mới nổi” gần đây với cái tên phẫu thuật “không chạm”. Thực tế, Smart Surface là 1 phương án cải tiến của PRK, phương án này không gọt giác mạc bằng dụng cụ và sẽ sử dụng tia laser chiều trực tiếp lên bề mặt giác mạc, triệt tiêu đồng thời cả biểu mô giác mạc và sâu dần vào giác mạc để làm mỏng giác mạc, điều chỉnh độ cận thị.
Lớp biểu mô ngoài cùng của của giác mạc vốn là lớp quan trọng, bảo vệ, giữ ẩm, cung cấp dinh dưỡng cho giác mạc, mất đi lớp biểu mô này, giác mạc sẽ trở nên yếu, mắt mất đi 1 lớp bảo vệ, người bệnh sẽ thấy khô mắt lâu dài.
Nhóm phẫu thuật tạo vạt giác mạc để bảo vệ lớp biểu mô:
Để khắc phục nhược điểm của nhóm phẫu thuật nêu trên, Phẫu thuật Lasik (Laser in situ keratomilensis) đã thay đổi cách tiếp cận phần mô nền bên dưới khi tạo hẳn một vạt cắt trên giác mạc bằng dao tự động với cơ chế bảo tồn lớp biểu mô giác mạc. Phẫu thuật Lasik đã ra đời để thay thế nhanh chóng cho các phương án cũ.
- Phẫu thuật SBK Lasik được thử nghiệm lâm sàng từ những năm 1990 và sau đó đã được áp dụng rộng rãi và tối ưu trong nhiều năm. SBK Lasik tạo vạt giác mạc bằng dao siêu vi tự động, rồi dùng tia laser để khử độ cận, sau đó đậy lại vạt giác mạc về vị trí ban đầu.
- Phẫu thuật Femtosecond Lasik là một bước phát triển trong phẫu thuật Lasik: Công nghệ tạo vạt giác mạc bằng tia laser femtosecond với độ an toàn cao. Sau khi lật vạt lên sẽ khử độ cận bằng tia laser đa điểm, sau đó đậy lại vạt giác mạc về vị trí ban đầu, hoàn toàn không sử dụng dao, vạt giác mạc được cắt theo chiều cong tự nhiên của nhãn cầu nên mỏng hơn vạt được tạo bằng dao của SBK lasik.
Hai phương án trên tuy không làm mất đi lớp biểu mô của giác mạc nhưng vẫn tạo đường cắt dài khoảng 20mm trên giác mạc và vẫn gây tình trạng khô mắt trong 1 khoảng thời gian sau mổ. Bên cạnh đó vẫn tiềm ẩn nguy cơ biến chứng liên quan đến vạt giác mạc ở bất kể thời điểm nào sau này (nếu bệnh nhân bị chấn thương tại mắt như khả năng bị nhăn hoặc xô lệch vạt khi có chấn thương mắt).
Và RELEX SMILE – phương án phẫu thuật sử dụng tia laser hiện đại nhất trong ngành nhãn khoa hiện nay đã được phát triển và áp dụng rộng rãi trong điều trị phẫu thuật tật khúc xạ. Khác với cơ chế tạo vạt giác mạc ở các phương pháp Lasik truyền thống khác như SBK Lasik hay Femtosecond Laser, ReLEx SMILE tác động tối thiểu tới lớp biểu mô giác mạc trên cùng của mắt, nơi hội tụ hệ thống thần kinh giác mạc. Nhờ đó các dây thần kinh giác mạc ít bị dịch chuyển, sự kích thích tuyến lệ, độ nhạy giác mạc và màng nước mắt được phục hồi nhanh chóng. ReLEx SMILE loại bỏ phần nhu mô ở lớp giác mạc sâu hơn với ít dây thần kinh hơn giúp hạn chế nguy cơ mắc hội chứng khô mắt sau phẫu thuật.
SMILE sở hữu mọi ưu điểm của phương pháp SBK LASIK, FemtoLASIK và bổ sung thêm những điểm ưu việt riêng. Cấu trúc giải phẫu và độ bền cơ sinh học của giác mạc sau mổ được bảo tồn hầu như nguyên vẹn. SMILE giúp phòng tránh biến chứng về vạt giác mạc. Đường mổ của SMILE rất ngắn nên vết thương lành nhanh trong ngày phẫu thuật, giảm nguy cơ nhiễm trùng và hiện tượng khô mắt sau phẫu thuật. SMILE điều trị được 9 độ cận và loạn (phụ thuộc độ dày giác mạc). Sau phẫu thuật, người bệnh có thể thoải mái hoạt động thể thao mạnh và bơi lội như trước mà không lo ảnh hưởng đến mắt.
Tuy nhiên, với người bệnh có giác mạc quá mỏng, độ cận, loạn thị cao trên 10 độ thì ReLEx SMILE không thể xử lý được. Một phương án khác dành cho đối tượng này là Phẫu thuật PHAKIC ICL. PHAKIC ICL là kỹ thuật đặt một thấu kính nội nhãn mềm, mỏng, phù hợp với con người vào sau mống mắt và trước thủy tinh thể. Phương án này không can thiệp vào cấu trúc mắt, không ảnh hưởng đến biểu mô hay làm mỏng giác mạc. Phương pháp này đặc biệt khắc phục được độ cận loạn thị lên đến 24 độ. Chất lượng thị giác tốt hơn các phương án Lasik, hoàn toàn không khô mắt, cộm mắt hay chói sáng sau phẫu thuật. Thấu kính sử dụng trong phẫu thuật Phakic được làm từ chất liệu phù hợp 100% với cơ thể con người. mỗi người bệnh sẽ được chế tạo 1 thấu kính riêng phù hợp thông số mắt và cơ địa của họ, vì vậy thấu kính là hiệu quả và an toàn khi đặt vào trong mắt người bệnh. Phẫu thuật Phakic ICL đã và đang là đột phá của ngành nhãn khoa, giúp người cận thị nặng có thể lấy lại được thị lực tốt mà không phải đeo kính.
Với những tác động nhẹ trên giác mạc của phẫu thuật RELEX SMILE hay là PHAKIC, giác mạc sẽ hoàn toàn tự liền lại sau phẫu thuật 4-6h, sức khỏe của mắt cũng như của giác mạc không bị ảnh hưởng. Sau phẫu thuật, người bệnh có thể thoải mái sinh hoạt bình thường, vận động mạnh như bơi lội, chơi thể thao...
Công nghệ y học ngày càng phát triển, mở ra nhiều các cơ hội và phương pháp hiện đại điều trị tật khúc xạ giúp người bệnh có thể lựa chọn được những phương án phù hợp với đôi mắt của mình. Bên cạnh đó, những người mắc tật khúc xạ cũng cần chú ý khám mắt định kỳ để theo dõi mức độ ổn định của độ khúc xạ. Trong trường hợp có nhu cầu phẫu thuật, người bệnh cần phải được thăm khám đầy đủ tại các cơ sở chuyên khoa mắt và tham khảo ý kiến của bác sĩ nhãn khoa – phẫu thuật viên điều trị tật khúc xạ.
Để đáp ứng nhu cầu thăm khám trước phẫu thuật dành cho người có tật khúc xạ trong độ tuổi từ 18 – 45 tuổi, BV mắt QT Nhật Bản tổ chức khám miễn phí vào thứ 4,7 hàng tuần, Quý khách có thể đăng ký tại link sau: https://jieh.vn/dien-dan-lasik-and-phakic