CẬN TRÊN 10 ĐỘ CÓ THỂ THÁO KÍNH BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHẪU THUẬT PHAKIC

20/05/2018

Phakic là một phương pháp điều trị cận thị tiên tiến hiện nay. Khi sử dụng phương pháp này, người có độ cận thị cao, giác mạc mỏng có thể tạm biệt cặp kính của mình.

Vân Anh (Hà Nội) mới đây đi khám mắt, bác sĩ kết luận cận 12 điốp kèm loạn 4 điốp, giác mạc mỏng. Nếu đeo kính và ngồi bàn đầu, cô sinh viên 22 tuổi có thể nhìn thấy nét chữ trên bảng phấn. Song tháo kính ra, thế giới trước mặt mờ ảo đến nỗi Vân Anh không nhìn rõ mặt những ai đứng cách một bước chân. Muốn giảm độ cận, nhưng cô không thể áp dụng các phương pháp phổ biến hiện nay.

Nhiều người cận loạn trên 10 độ nghĩ rằng, cả đời phải chung sống với cặp kính dày cộp. Song theo bác sĩ chuyên khoa tại Bệnh viện Mắt Quốc tế Nhật Bản (JIEH), hoàn toàn có thể mổ bằng Phakic. Kỹ thuật dành cho người 18-35 tuổi, có tổng độ cận và loạn trên 10, không giới hạn mức tối đa.

Suốt 30 năm hành nghề, ông từng có 12 năm mổ tật khúc xạ cho 6.000 mắt bằng laser (Lasik, Femto, ReLEx SMILE), 9.000 mắt với Phaco, gần 1.000 mắt cận loạn cao bằng Phakic. Có trường hợp bệnh nhân cận loạn 25 độ vẫn được ông mổ chữa tật khúc xạ.

Bác sĩ Bùi Tiến Hùng khám mắt cho bệnh nhân cận loạn cao
Khám chuyên sâu trước phẫu thuật khúc xạ tại Bệnh viện mắt quốc tế Nhật Bản 

Người cận loạn cao không chỉ gặp bất tiện trong sinh hoạt, mà còn có nguy cơ bong võng mạc, gây mù lòa vì vậy các bác sĩ nhãn khoa tại Bệnh viện cũng thường khuyên bệnh nhân sớm chữa độ cận loạn cao. Phakic là lựa chọn dành cho người cận loạn trên 10 độ; hoặc cận loạn chưa đến 10 độ nhưng giác mạc mỏng dưới 500µm.

Phakic còn gọi là kính nội nhãn điều trị cận thị cao của hãng vật tư y tế STAAR (Mỹ), được Cục Quản lý Dược và Thực phẩm Mỹ (FDA) cấp phép lưu hành vào năm 2004. Vậy mổ Phakic có an toàn không? Đến nay, phương pháp đã trải qua nhiều lần cải tiến để tăng mức độ an toàn. Hiện hơn một triệu người trên toàn thế giới đã phẫu thuật mắt bằng Phakic.

Phẫu thuật Phakic tại Bệnh viện mắt Quốc tế Nhật Bản
Phẫu thuật Phakic tại Bệnh viện mắt Quốc tế Nhật Bản

Tại Bệnh viện mắt Quốc tế Nhật Bản, kỹ thuật Phakic được đưa vào ứng dụng từ năm 2014. Thấu kính có thời hạn sử dụng bằng với tuổi thọ đôi mắt. Bệnh nhân không cần tạo vạt, không bào mòn làm mỏng giác mạc, giảm biến chứng khô mắt. Thấu kính có ưu điểm không bị cơ thể đào thải, dễ cấy ghép cũng như tháo bỏ khi bệnh nhân về già bị lão thị, gặp tai nạn chấn thương mắt...

Sau khi gây tê, bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ 2,75mm và mịn trên giác mạc. Sau đó chèn thấu kính nội nhãn vào phía sau mống mắt, hoặc trước mống mắt người bệnh. Loại kính này làm từ vật liệu tổng hợp, được chế tạo phù hợp với tình trạng đôi mắt và cơ địa của mỗi bệnh nhân thông qua phần mềm tính toán, nhằm giảm biến chứng tăng nhãn áp. Mỗi ca phẫu thuật kéo dài khoảng 6-8 phút.

Bác nhãn khoa tại Bệnh viện cho biết, bệnh nhân sau cấy ghép cảm thấy thoải mái. Nhãn áp sau mổ ổn định, thị lực đạt được tầm nhìn rõ nét, tỷ lệ tái cận thấp. Người bệnh có thể hoạt động bình thường ngay song cần kiêng nước, gội đầu, bơi lội... trong vài ngày sau mổ.

(Nguồn: VnExpress)