BỆNH GLOCOM CÓ THỂ PHÒNG TRÁNH ĐƯỢC HAY KHÔNG?

08/11/2021


Bệnh Glocom (Glaucoma) còn có các tên gọi khác như: bệnh tăng nhãn áp, thiên đầu thống, cườm nước. Glaucoma là một tình trạng bệnh lý của thần kinh thị giác, đặc trưng bởi sự mất đi của các tế bào hạch võng mạc. Đây là một bệnh mắt nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời, có thể dẫn đến mù lòa vĩnh viễn không có khả năng hồi phục . 

Theo Glaucoma Research Foundation, hiện nay không có phương pháp có thể phòng tránh hoàn toàn được bệnh glocom nguyên phát. Tuy nhiên, với bệnh nhân được chẩn đoán mắc glocom nguyên pháp, tình trạng suy giảm thị lực và mù lòa vẫn có thể ngăn ngừa được bằng cách điều trị thích hợp. Bên cạnh đó, đối với glocom thứ phát, bệnh có thể phòng tránh được tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý nền của bệnh nhân. 

Vậy làm thế nào để ngăn ngừa bệnh glocom thứ phát?

Người có một số vấn đề về sức khỏe có thể dẫn đến bệnh tăng nhãn áp, chẳng hạn như tiểu đường, huyết áp cao hoặc rối loạn tự miễn dịch cần theo dõi chặt chẽ những bệnh lý này. Các biến chứng do insulin và huyết áp không được kiểm soát có thể làm tăng áp lực bên trong mắt, do đó có thể gây ra bệnh tăng nhãn áp. Việc sử dụng lâu dài thuốc corticosteroid cũng có thể làm tăng áp lực bên trong mắt.

Ngoài việc kiểm soát những tình trạng này, điều quan trọng là người bệnh cần phải khám mắt toàn diện thường xuyên. Việc khám mắt không chỉ giúp người bệnh nắm được tình trạng mắt của mình mà các bác sĩ nhãn khoa cũng có thể phát hiện các dấu hiệu của các bệnh lý khác như bệnh tiểu đường, huyết áp cao,.... 

Có thể làm chậm tiến triển của bệnh glocom không? 

Hiệp hội Nhãn khoa Hoa Kỳ (AOA) đã liệt kê một số thói quen có thể tốt có thể làm giảm nguy cơ phát triển cũng như tiến triển của bệnh lý glocom: 

  • Tập thể dục thường xuyên
  • Ăn nhiều rau xanh.
  • Tránh các tư thế lộn ngược, chẳng hạn như sử dụng bàn đảo ngược hoặc thực hiện một số tư thế yoga.
  • Bảo vệ mắt khỏi ánh nắng mặt trời 
  • Theo dõi chỉ số khối cơ thể (BMI) và giữ nó trong phạm vi khỏe mạnh
  • Chăm sóc răng và nướu - sức khỏe răng miệng kém có thể dẫn đến nhiều vấn đề khác.
  • Cắt giảm hoặc thậm chí loại bỏ caffeine.
  • Bỏ thuốc lá (hoặc không bao giờ bắt đầu). Hút thuốc có thể làm tăng các yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến bệnh glôcôm

Nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh glocom 

  • Nguy cơ dễ mắc bệnh glocom không phân biệt lứa tuổi và chủng tộc. Tuy nhiên, một số nhóm người có nguy cơ cao dễ mắc bệnh glôcôm và cần được kiểm tra mắt thường xuyên như::
  • Trên 40 tuổi.
  • Sắc tộc – Người Đông Nam Á và Người Da Đen ở vùng Caribe dễ mắc các dạng bệnh glaucoma nhiều hơn người thuộc chủng tộc người da trắng.
  • Mắc bệnh tiểu đường, tăng huyết áp hoặc bệnh tim mạch.
  • Có người thân trong gia đình mắc glocom ( yếu tố di truyền).
  • Có tiền sử đã bị chấn thương ở mắt .
  • Bị bong võng mạc, cận thị, mô giác mạc mỏng, khối u ở mắt hoặc viêm màng bồ đào.
  • Người sử dụng corticosteroid kéo dài.

Bệnh glocom có khỏi không?

Glocom không thể hoàn toàn điều trị dứt điểm, nhưng hầu hết các ca đều có thể được kiểm soát thành công. Tùy từng dạng glocom mà người bệnh được chẩn đoán, sẽ có các phương pháp điều trị phù hợp được chỉ định như kết hợp điều trị thuốc và dùng laser Yag hoặc phẫu thuật cắt mống mắt chu biên, cắt bè củng mạc hoặc đặt van Express.

Những tổn thương do glaucoma gây nên là không có khả năng hồi phục vì vậy việc chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời là rất quan trọng để ngăn chặn bệnh tiến triển nặng hơn, hạn chế nguy cơ mù lòa vĩnh viễn.