- Bé bị mắc các tật về mắt bẩm sinh như cận/loạn/viễn bẩm sinh, nhược thị bẩm sinh
- Mắt của bé điều tiết nhiều nên thích nghi với độ cận và không cảm nhận được sự bất thường
- Một số bệnh lý mắt chưa có biểu hiện rõ ràng khi trẻ còn nhỏ
- Bé chưa biết cách diễn đạt những vấn đề về thị lực với bố mẹ
Chính vì vậy, việc chủ động đưa trẻ đến các cơ sở nhãn khoa thăm khám để phát hiện sớm các bệnh lý mắt và có các biện pháp hỗ trợ kịp thời là vô cùng quan trọng nhằm duy trì chất lượng thị giác của trẻ, giúp trẻ vui chơi, học tập và phát triển toàn diện.
Tật khúc xạ
Đây là bệnh lý phổ biến nhất ở trẻ nhỏ đặc biệt là các bạn đang trong độ tuổi đi học. Có ba tật khúc xạ thường gặp nhất là cận thị, viễn thị và loạn thị. Tật khúc xạ, nhất là cận thị luôn đi luôn đi kèm với nguy cơ tăng độ liên tục trong suốt quá trình phát triển. Độ cận thị cao, không chỉ khiến trẻ gặp khó khăn khi tìm phương án phẫu thuật điều trị cận thị khi trưởng thành mà còn làm tăng nguy cơ gặp các biến chứng nặng ở mắt như thoái hóa võng mạc hay bong võng mạc.
Lác, lé
Đây là bệnh mà mắt không di chuyển theo hướng giống nhau khi ta nhìn vào một vật, khi một mắt nhìn thẳng ra phía trước thì mắt còn lại sẽ liếc vào trong, ra ngoài, nhìn lên hoặc xuống. Lác xảy ra khi có sự mất cân bằng giữa các cơ vận nhãn. Trẻ dưới 6 tuổi và trẻ đi học có thể điều trị lác bằng việc đeo kính và kiểm tra thị lực định kỳ để bảo toàn chức năng hợp thị hai mắt và ngăn ngừa suy giảm thị lực mắt lác
Nhược thị
Nhược thị là tình trạng giảm thị lực không thể cải thiện được bằng cách đeo kính hoặc dùng kính sát tròng hay phẫu thuật. Trong hầu hết các trường hợp, trẻ sẽ không có phàn nàn về sự thị lực kém hay khó nhìn vì trẻ đã thích nghi với sự thay đổi của thị lực trong thời gian dài. Nhược thị có thể cải thiện được thông qua tập luyện, tuy nhiên việc điều trị này chỉ có hiệu quả ở độ tuổi dưới 10 tuổi, sau độ tuổi này quá trình điều trị sẽ không còn phát huy tác dụng như kỳ vọng.
Các bệnh mắt bẩm sinh
Có không ít bệnh về mắt có thể xuất hiện ngay từ khi trẻ sinh ra như bệnh võng mạc trẻ sinh non, glôcôm, tắc tuyến lệ, đục thủy tinh thể bẩm sinh. Trẻ có thể vì lý do di truyền, sinh non hoặc bất thường nhiễm sắc thể mà mắc phải các bệnh lý này.
Theo Hiệp Hội Nhãn khoa Hoa Kỳ (AOA), trẻ nhỏ nên được khám mắt ở các thời điểm sau:
- Trẻ mới sinh
- Trẻ từ 6 - 12 tháng tuổi
- Trẻ từ 1 - 3 tuổi
- Trẻ từ 3-5 tuổi
- Trẻ trên 5 tuổi
Ngoài ra, nếu các phụ huynh thấy con có một trong các dấu hiệu bất thường về thị lực như: con có xu hướng nheo mắt khi đọc sách, hay nghiêng đầu để nhìn rõ, nhìn sát màn hình tivi hoặc máy tính, dụi mắt nhiều…hãy đưa trẻ tới các cơ sở nhãn khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Việc khám mắt cho trẻ cần được đảm bảo thực hiện theo thời gian định kỳ, mỗi năm 1-2 lần. Nếu trong gia đình có người bị bệnh lý về mắt ( bố, mẹ, anh, chị bị cận thị, bị glôcôm), việc khám mắt cho trẻ càng phải được quan tâm hơn.
Với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, quy trình thăm khám tiêu chuẩn Nhật Bản và hệ thống trang thiết bị hiện đại, các bậc phụ huynh có thể an tâm bảo vệ đôi mắt con trẻ với các gói khám chuyên sâu:
- Gói khám “Khúc xạ học đường”: ưu đãi tới 50% - chỉ 250.000đ để trẻ được thăm khám kiểm tra thị lực kỹ lưỡng, đồng thời nhận tư vấn từ bác sĩ nhãn khoa, áp dụng cho trẻ từ 6-17 tuổi.
- Gói khám “Kiểm soát tiến triển cận thị”: Bên cạnh các bài kiểm tra thị lực thông thường, trẻ sẽ được định kỳ kiểm tra trục nhãn cầu, theo dõi sát sao tình trạng tăng độ cận trên mắt của trẻ, từ đó đưa ra các chỉ định tối ưu nhằm hạn chế quá trình tiến triển cận thị này. Chỉ 1,500,000đ cho 2 năm thăm khám và tư vấn kiểm soát tiến triển cận thị.