Kiểm soát tiến triển cận thị 
Cận thị là gì? 
Cận thị là một tật khúc xạ thường gặp ở mắt, người mắc có thể nhìn rõ mục tiêu ở khoảng cách gần, nhưng hình ảnh mờ nhòe khi nhìn ở cự ly xa hơn. Ở độ tuổi học đường, cùng với quá trình phát triển của cơ thể, tình trạng cận thị cũng sẽ tiếp tục tiến triển.
can-thi-o-tre-em
Trẻ phải đeo kính khi mắc tật cận thị
Nguyên nhẫn dẫn tới cận thị ở trẻ em 

 

Cận thị xuất hiện khi giác mạc quá cong hoặc trục nhãn cầu quá dài hoặc cả hai khiến ánh sáng hội tụ trước võng mạc thay vì trên võng mạc như bình thường. Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc tật cận thị bao gồm:

  • Yếu tố di truyền: Nếu bố hoặc mẹ bị cận thị, nguy cơ con của họ mắc tật cận thị sẽ tăng lên. Nguy cơ còn cao hơn nếu cả bố và mẹ đều bị cận thị.
  • Thói quen sinh hoạt: Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, làm việc, học tập ở cự ly gần liên tục hoặc thiếu các hoạt động ngoài trời có thể làm tăng nguy cơ phát triển tật cận thị.
Tại sao kiểm soát tiến triển cận thị lại quan trọng?

Tiến triển độ cận trên mắt của trẻ là quá trình không thể tránh khỏi, tuy nhiên có nhiều biện pháp có thể kiểm soát mức độ tăng độ cận. Làm chậm quá trình tiến triển cận thị là yếu tố cần được phụ huynh quan tâm bởi độ cận thay đổi nhanh, tăng cao có thể mang tới nhiều bất tiện và nguy cơ cho mắt của trẻ:

  • Trẻ sẽ phải thường xuyên thay kính để đạt được thị lực tối đa.
  • Độ cận tăng cao làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nghiêm trọng khác ở mắt như lác, nhược thị, thoái hóa võng mạc, đục thủy tinh thểm thoái hóa hoàng điểm, bong võng mạc,…
  • Cận thị nặng khiến trẻ gặp hạn chế trong việc lựa chọn phương pháp phẫu thuật điều trị tật khúc xạ khi đến tuổi trưởng thành. 
kiem-soat-tien-trien-can-thi
Trẻ cần được kiểm soát tiến triển cận thị
Các phương pháp kiểm soát tiến triển cận thị

1. Sử dụng kính áp tròng ban đêm Ortho-K

Ortho-K là phương pháp điều chỉnh độ khúc xạ tạm thời thông qua cơ chế định hình lại độ cong giác mạc bởi một thấu kính áp tròng cứng được đeo vào buổi đêm khi đi ngủ (trung bình 6 – 8 giờ mỗi đêm) và tháo ra khi thức dậy vào sáng hôm sau. Trẻ sẽ có được tầm nhìn rõ nét vào ban ngày mà không cần đeo kính gọng hay kính áp tròng. Ortho-K được các chuyên gia nhãn khoa đánh giá cao về hiệu quả ức chế quá trình tiến triển cận thị.

Khi sử dụng kính Ortho-K, phụ huynh cần hướng dẫn trẻ cách đeo, tháo kính, cách giữ vệ sinh để đảm bảo an toàn và hiệu quả cao nhất.

2.  Sử dụng thuốc nhỏ mắt Atropine 0.01% theo chỉ định của bác sĩ
 

Thuốc nhỏ mắt Atropine 0.01% được bác sỹ chỉ định cho những trẻ mắc tật cận thị trong độ tuổi từ 6 – 15, độ cận tối thiểu 0,5 đi-ốp và có mức độ tiến triển cận thị nhanh. Thực tế nghiên cứu và điều trị cho thấy độ cận thị ở trẻ em từ 6-12 tuổi tăng chậm lại 50% so với tăng tự nhiên sau 2 năm điều trị. Atropine 0.01% là thuốc kê đơn, chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sỹ với liều lượng, thời gian và cách thức sử dụng theo hướng dẫn cụ thể, phụ huynh không nên tự ý dùng thuốc cho trẻ mà không có tư vấn từ bác sỹ. 

Trẻ được khuyến cáo duy trì sử dụng thuốc trong thời gian dài (ít nhất 2 năm), sử dụng đúng cách và thăm khám định kỳ để theo dõi nhằm đạt hiệu quả ức chế cận thị tốt nhất. Khi sử dụng Atropine 0.01%, trẻ có thể nhìn hơi mờ ở cự ly gần vào buổi sáng do giãn đồng tử, tác dụng phụ này sẽ hết khoảng 1-2h sau khi thức dậy. 

3. Dùng kính gọng đa tròng kiểm soát độ cận
 
Kính gọng đa tròng được thiết kế từ 2 vùng nhìn trở lên trên một mắt kính với độ khúc xạ khác nhau, qua đó giúp làm giảm áp lực điều tiết ở mắt khi thay đổi các khoảng nhìn xa - gần - trung gian hoặc giúp lấy nét vùng nhòe ngoại vi để làm giảm sự kích thích kéo dài trục nhãn cầu. Thông qua cơ chế này, kính gọng đa tròng giúp làm chậm tiến trình phát triển của tật cận thị ở trẻ. Trẻ sẽ cần một khoảng thời gian nhất định để thích nghi với kính.
 

4. Đeo kính đúng số 

Trái ngược với quan niệm đeo kính thấp độ hơn để giảm độ cận, thực tế đeo kính đúng số mới là giải pháp tốt cho mắt. Lý do là bởi đeo kính thấp độ không đảm bảo thị lực nhìn xa tốt cho trẻ, buộc mắt phải điều tiết bù trừ phần thiếu hụt để bắt nét hình ảnh khi muốn nhìn ra xa, điều này càng thúc đẩy độ cận tăng nhanh. Do vậy, theo các chuyên gia nhãn khoa, việc đeo kính đúng số mới mang lại hiệu quả tối đa về mặt cải thiện thị lực, đồng thời góp phần hạn chế tăng độ cận. 

Đây là một giải pháp dễ sử dụng, tuy nhiên kính đơn tròng có thể gây ra hiện tượng nhiễu xạ, đặc biệt với mắt cận thị cao, khiến hình ảnh ở vùng rìa không được rõ nét.

5. Thói quen sinh hoạt 
 
  • Chế độ sinh hoạt điều độ, hạn chế nhìn gần kéo dài liên tục, tuân thủ nguyên tắc 20:20:20. Hạn chế sử dụng các thiết bị màn hình như điện thoại, máy tính, TV, trò chơi điện tử.
  • Bàn học kê gần cửa sổ để đón ánh sáng tự nhiên. Kích thước bàn, ghế phù hợp với độ tuổi. Ngồi cao, cách xa mặt bàn, khoảng cách từ cằm đến mặt bàn bằng chiều dài cánh tay trẻ.
  • Dành ít nhất 2 giờ mỗi ngày để sinh hoạt ngoài trời, tăng cường nhìn xa, tắm nắng, nhìn trong điều kiện ánh sáng tự nhiên không chỉ giúp ức chế sự phát triển của cận thị mà còn ngăn ngừa cận thị trên những trẻ đang có đôi mắt khỏe mạnh.
Cần kiểm soát cận thị đến bao giờ?
  • Độ tuổi 8-13 tuổi: Đây là độ tuổi cần kiểm soát tiến triển cận thị một cách sát sao nhất.
  • Trẻ mắc tật cận thị, luôn đi kèm với nguy cơ tăng độ liên tục trong suốt quá trình phát triển cho đến tuổi trưởng thành (18 tuổi). Do đó, trong nhiều trường hợp nếu độ cận của vẫn có nguy cơ tiến triển, có thể bác sĩ sẽ chỉ định kiểm soát cận thị đến lứa tuổi trưởng thành (18 tuổi).
Kiểm soát tiến triển cận thị tại Bệnh viện mắt quốc tế Nhật Bản
kham-mat-tre-em-jieh
Kiểm soát tiến triển cận thị tại Bệnh viện mắt quốc tế Nhật Bản

Đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm

Đội ngũ bác sĩ được đào tạo trong và ngoài nước, với nhiều năm kinh nghiệm trong khám và điều trị tật khúc xạ.

Đa dạng phương pháp

Bệnh viện mắt quốc tế Nhật Bản cung cấp đa dạng các phương pháp ngăn ngừa cận thị tiến triển phù hợp với từng độ tuổi và độ khúc xạ của trẻ, giúp trẻ duy trì được độ cận ổn định trong thời thơ ấu.  

Kế hoạch theo dõi chặt chẽ

Hệ thống bệnh án điện tử, lưu trữ dữ liệu lâu dài giúp theo dõi tình trạng và tiến triển cận thị của trẻ một cách chặt chẽ. Quy trình thăm khám và điều trị theo tiêu chuẩn Nhật Bản, hệ thống nhắc lịch hẹn giúp bệnh nhân theo sát kế hoạch điều trị, từ đó đảm bảo tối đa hiệu quả điều trị.

Việc nhận biết và sớm kiểm soát tiến triển cận thị là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe thị lực của trẻ, cải thiện cuộc sống sinh hoạt và học tập hằng ngày. Tuy nhiên, trước khi thực hiện bất kỳ biện pháp nào, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa mắt để được tư vấn và đưa ra chỉ định phù hợp nhất. Đặt lịch khám mắt cho trẻ tại Bệnh viện mắt quốc tế Nhật Bản ngay hôm nay: https://jieh.vn/dat-lich-kham.