Khám khúc xạ học đường
Những năm trở lại đây, tình trạng trẻ em mắc tật khúc xạ ngày càng trở nên phổ biến. Việc thăm khám để phát hiện sớm và có các biện pháp hỗ trợ kịp thời là cần thiết nhằm duy trì chất lượng thị giác của trẻ, giúp trẻ đảm bảo việc sinh hoạt và học tập, đồng thời tránh những diễn tiến không mong đợi như nhược thị hay tiến triển cận thị quá nhanh. Việc thăm khám và kiểm tra kỹ lưỡng sẽ đảm bảo các thông số chính xác, từ đó giúp bác sỹ đánh giá đúng tình trạng mắt của trẻ và có những tư vấn, chỉ định điều trị phù hợp.
Gói khám khúc xạ học đường tại Bệnh viện mắt quốc tế Nhật Bản áp dụng cho người bệnh trong độ tuổi từ 6 – 17 tuổi. Mỗi bệnh nhân khi đến khám đều được thực hiện các bước khám theo quy trình tiêu chuẩn Nhật Bản với các thiết bị, máy móc hiện đại.
 
Kiểm tra thị lực cho trẻ em
 
Kiểm tra thị lực chuyên sâu

1. Đo độ khúc xạ bằng máy khúc xạ khách quan:

Máy chụp khúc xạ sẽ dựa theo độ điều tiết của mắt để tính ra độ khúc xạ của người bệnh. Kết quả này có thể cao hơn hoặc bằng với số kính mà người bệnh đang đeo. Sự sai khác nếu có là do độ điều tiết của mắt khi mệt mỏi, căng thẳng so với khi thư giãn là khác nhau. Bước này giúp đánh giá sơ bộ độ khúc xạ cũng như độ điều tiết của mắt người bệnh.

2. Kiểm tra thị lực chủ quan bởi kỹ thuật viên khúc xạ

Ở bước này, kỹ thuật viên khúc xạ sẽ áp dụng các bài kiểm tra chức năng mắt với nhiều hình thức khác nhau để tìm ra các vấn đề khúc xạ ở mắt người bệnh.

  •  Test thị lực trên bảng thử thị lực 3d: nhằm đánh giá khách quan thị lực tối đa của người bệnh
  •  Test +1 độ và -1 độ (diop): Hỗ trợ xác định chính xác độ khúc xạ tối đa hiện tại của người bệnh
  •  Test màu Xanh – Đỏ: Kiểm tra độ thử kính của người bệnh hiện tại có đang đeo non số hay quá số độ so với độ khúc xạ của bệnh nhân, qua đó điều chỉnh kính cho phù hợp với mắt người bệnh
  •  Test 4 điểm: kiểm tra và xác định các tật song thị hoặc nghi ngờ lác trên mắt người bệnh.
  •  Test khả năng hợp thị: Kiểm tra khả năng kết hợp thị lực bằng 2 mắt của người bệnh

Tùy vào sự phối hợp cũng như tình trạng mắt của trẻ mà kỹ thuật viên khúc xạ sẽ áp dụng các bài test phù hợp để kiểm tra.

3. Soi bóng đồng tử bởi kỹ thuật viên khúc xạ

Kỹ thuật soi bóng đồng tử được thực hiện bằng thiết bị Skiascope (đèn soi bóng đồng tử) soi vào mắt người mắc tật khúc xạ để xác định độ khúc xạ khách quan và kiểm tra xem số kính đang được thử có quá số hay không, qua đó điều chỉnh lại số kính chính xác cho trẻ.

4. Thử đeo kính đi lại

Nếu trẻ mắc tật khúc xạ và cần thiết phải đeo kính để cải thiện thị lực, trẻ sẽ được đeo thử kính có số độ phù hợp để làm quen và cảm nhận đảm bảo sự thoải mái khi đeo kính.

Tật cận thị ở trẻ em

Tra thuốc liệt điều tiết
Khả năng điều tiết của mắt là khả năng mà mắt có thể điều chỉnh tiêu cự giúp chúng ta nhìn rõ nét mọi vật ở những khoảng cách khác nhau. So với người lớn, khả năng điều tiết của trẻ lớn hơn rất nhiều, đặc biệt là trẻ đang trong giai đoạn phát triển. Do đó, việc xác định độ khúc xạ chính xác trên mắt trẻ rất khó thực hiện.
Để giảm bớt tác động của lực điều tiết này lên độ khúc xạ, các nhân viên y tế cần sử dụng một loại thuốc có tác dụng ngưng điều tiết mắt hay còn gọi là liệt điều tiết (LĐT). Việc tra thuốc LĐT giúp xác định được chính xác độ khúc xạ (cận thị – viễn thị – loạn thị) ở trẻ em.
 
Các trường hợp trẻ em cần tra thuốc LĐT:
 
  • Khi có nghi ngờ trẻ mắc các tật khúc xạ: Dựa trên kết quả khúc xạ đo được bằng máy tự động hoặc bằng phương pháp soi bóng đồng tử Skiascopy
  • Khi trẻ cần cắt kính đeo lần đầu
  • Khi trẻ đã đeo kính nhưng độ khúc xạ mới chênh lệch nhiều so với kính đang dùng
Quy trình tra thuốc liệt điều tiết mắt
 
  • Tra liệt điều tiết 3 lần, cách nhau từ 3-5 phút (đối với trẻ lần đầu đeo kính hoặc độ khúc xạ chênh lệch giữa các lần khám)
  • Ngồi đợi thuốc có tác dụng sau 45-60 phút, trẻ sẽ được đo lại và có kết quả (khuyến khích trẻ ngồi nhắm mắt để thuốc nhanh phát huy tác tác dụng).
  • Chụp khúc xạ sau LĐT.
  • Kiểm tra lại thị lực sau LĐT (đối với trường hợp trước LĐT thị lực chỉnh kính tối đa không cao).
Thông thường, thuốc LĐT sẽ phát huy hiệu quả sau 45-60 phút, sau đó trẻ được kiểm tra thị lực để tìm độ khúc xạ chính xác nhất và đeo thử kính phù hợp trước khi được cấp đơn kính. Khi thuốc có tác dụng, trẻ sẽ khó nhìn gần, có thể ảnh hưởng đến việc học tập. Thời gian ảnh hưởng có thể từ 2-3 ngày.
 
Tùy thuộc vào tình trạng điều tiết của từng trẻ mà bác sỹ sẽ chỉ định sử dụng 1 hoặc phối hợp 2-3 loại thuốc LĐT. Trong các trường hợp đó, tác dụng nhìn mờ có thể sẽ mạnh hơn hoặc lâu hơn (4-6 tiếng hoặc 14-15 ngày tùy thuộc vào loại thuốc).
 
Khám và tư vấn Bác sỹ nhãn khoa
Sau khi đã có các thông số về thị lực, số kính, Bác sĩ nhãn khoa sẽ đánh giá tình trạng mắt của trẻ và đưa ra các phương án hỗ trợ cải thiện thị lực và kiểm soát cận thị cho trẻ.
 
Đăng ký thăm khám để kiểm tra tình trạng mắt cũng như nhận tư vấn từ chuyên gia về giải pháp kiểm soát cận thị phù hợp với mắt của trẻ.
 
Ưu đãi từ Bệnh viện mắt quốc tế Nhật Bản dành cho bệnh nhân ở độ tuổi học đường (6-17 tuổi):
  • Gói khám “Khúc xạ học đường”: ưu đãi tới 50% - chỉ 250.000đ để trẻ được thăm khám kiểm tra thị lực kỹ lưỡng, đồng thời nhận tư vấn từ bác sỹ nhãn khoa, áp dụng cho trẻ từ 6-17 tuổi.
  • Gói khám “Kiểm soát tiến triển cận thị”: Bên cạnh các bài kiểm tra thị lực thông thường, trẻ sẽ được định kỳ kiểm tra trục nhãn cầu, theo dõi sát sao tình trạng tăng độ cận trên mắt của trẻ, từ đó đưa ra các chỉ định tối ưu nhằm hạn chế quá trình tiến triển cận thị này. Chỉ 1,500,000đ cho 2 năm thăm khám và tư vấn kiểm soát tiến triển cận thị.