CÓ THỂ PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ TẬT KHÚC XẠ BAO NHIÊU LẦN?

12/09/2022

Các phương pháp phẫu thuật tật khúc xạ (cận-viễn-loạn) đã được áp dụng hàng chục năm tại nhiều quốc gia trên thế giới, giúp hơn 30 triệu người lấy lại được thị lực sắc nét và không còn phải phụ thuộc vào kính gọng hay kính áp tròng.  

Phẫu thuật điều trị tật khúc xạ, trong đó các phương pháp phẫu thuật bằng laser có tỷ lệ thành công lên tới 95%, trong khi đó có tới 99% bệnh nhân hài lòng với kết quả thị lực sau phẫu thuật đặt thấu kính nội nhãn Phakic. Tuy nhiên, dù tỉ lệ là rất nhỏ nhưng bệnh nhân đã phẫu thuật tật khúc xạ vẫn có khả năng tái cận và họ có thể sẽ có mong muốn tái điều trị. 

Tái điều trị tật khúc xạ bằng các phương pháp phẫu thuật laser có an toàn hay không?

Phẫu thuật điều trị bằng laser được coi là phẫu thuật mặt có tính an toàn cao. Theo FDA (Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) có hơn 95% những người trải qua phẫu thuật điều trị bằng laser hài lòng với kết quả thị lực sau phẫu thuật. Tuy nhiên, cũng như bất kỳ các phương pháp phẫu thuật nào khác, dù tỷ lệ rất nhỏ nhưng người bệnh vẫn có thể có khả năng gặp phải một số hiện tượng như rối loạn thị giác ( nhìn thấy quầng sáng, chói sáng, thị lực ban đêm kém và khó nhận biết độ tương phản), khô mắt, biến chứng về vạt (phẫu thuật SBK Lasik và Femtosecond Lasik),....

Hầu hết các triệu chứng này sẽ được cải thiện dần trong vòng vài tuần tới vài tháng sau phẫu thuật. Theo Mayo Clinic, các triệu chứng lâu dài liên quan đến phẫu thuật Lasik là rất hiếm xảy ra. Tuy vậy, việc tái điều trị cũng có thể khiến rủi ro tăng lên và tỷ lệ biến chứng do đó cũng có thể tăng lên.

phau-thuat-can-thi

Theo Tiến sĩ, Bác sĩ Vũ Anh Tuấn, việc tái điều trị có thể được thực hiện ngay sau khi bệnh nhân đã hồi phục hoàn toàn sau lần phẫu thuật đầu tiên hoặc vài năm sau đó. Bên cạnh đó, cũng không có một giới hạn cụ thể nào về số lần tái điều trị, tuy nhiên việc có thể tái điều trị hay không sẽ còn phải phụ thuộc vào độ dày giác mạc và sức khỏe mắt của người bệnh. 

Các phương pháp phẫu thuật bằng tia laser có cơ chế chung là khắc phục tật khúc xạ bằng cách làm thay đổi độ cong giác mạc, qua đó làm mỏng nhu mô giác mạc. Độ khúc xạ càng cao, giác mạc cần làm mỏng càng nhiều. Khi tái điều trị bằng các phương pháp laser này, giác mạc sẽ một lần nữa cần được làm mỏng hơn, do vậy người bệnh sẽ cần phải được thăm khám và đo đạc lại các thông số để đảm bảo giác mạc còn đủ dày để có thể tiếp tục tái điều trị. Nếu độ dày giác mạc sau lần điều trị đầu tiên không còn đủ an toàn để bổ sung laser, người bệnh có thể tái điều trị bằng phẫu thuật Phakic – Đặt thấu kính nội nhãn để khôi phục thị lực an toàn mà không ảnh hưởng đến phần giác mạc còn lại nhờ cơ chế không bào mòn giác mạc.

Ưu đãi đặc biệt này dành cho phương pháp ReLEx SMILE với mức giá hấp dẫn chỉ 42.5 triệu/ 2 mắt.

Nguyên nhân nào khiến người bệnh cần tái điều trị? 

Phẫu thuật điều trị tật khúc xạ thường mang lại hiệu quả cao. Trường hợp tăng độ sau khi phẫu thuật thường ít khi xảy ra nếu bệnh nhân đảm bảo được các yếu tố như:

  • Thực hiện phẫu thuật khi độ khúc xạ đã ổn định
  • Được thăm khám và kiểm tra thị lực chuyên sâu, xác định chính xác thông số thị lực trước phẫu thuật. 

Tuy nhiên, trong một vài trường hợp thị lực của bệnh nhân vẫn có thể không đạt như kỳ vọng hoặc tiếp tục suy giảm kể cả khi đã thực hiện phẫu thuật trong một số trường hợp như:

  • Mắt bệnh nhân bị nhược thị: thị lực tiên lượng sau phẫu thuật sẽ chỉ bằng thị lực chỉnh kính tối đa trước phẫu thuật.
  • Mắt có các bệnh lý khác như đục thủy tinh thể, thoái hóa võng mạc, rách bong võng mạc: đây là các bệnh lý có thể làm suy giảm thị lực của BN nếu không được chữa trị kịp thời. Người bệnh mắc tật khúc xạ luôn tồn tại nguy cơ mắc các bệnh lý này không phụ thuộc vào việc họ đã thực hiện phẫu thuật khúc xạ hay chưa.
  • Mắt bị lão thị: Phẫu thuật điều trị tật khúc xạ chỉ điều trị tật khúc xạ cận thị/viễn thị đi kèm loạn thị tại thời điểm phẫu thuật nhưng không thể tác động đến quá trình lão hóa ở trên mắt, do đó khi lão thị xảy ra, mắt vẫn có thể suy giảm thị lực ở một số khoảng nhìn.

Bên cạnh đó, chúng ta không thể đòi hỏi một kết quả tốt nếu không thay đổi những thói quen xấu. Việc học tập, làm việc liên tục không cho mắt nghỉ ngơi hay thức khuya nhiều, thiếu ngủ khiến mắt quá tải là nguyên nhân gây cận thị trước đây thì cũng có thể là yếu tố gây tái cận về sau nếu người bệnh không thay đổi.

Laser bổ sung, mắt cần đáp ứng điều kiện gì?

kham-chuyen-sau

Khi xem xét việc tái điều trị tật khúc xạ, Tiến sĩ, Bác sĩ Vũ Anh Tuấn cho biết người bệnh sẽ cần phải đảm bảo rằng mắt của mình đã ổn định trở lại. Người bệnh sẽ cần phải thực hiện các bước đo khám, chụp chiếu bản đồ giác mạc. Để đảm bảo an toàn cho việc tái điều trị, bệnh nhân cũng sẽ cần được cân nhắc các yếu tố: 

  • Giác mạc đủ dày.
  • Người bệnh đang có sức khỏe tốt và mắt không bị bệnh về võng mạc hoặc bệnh lý liên quan tới mí mắt.
  • Mắt không bị đục thủy tinh thể.
  • Mắt ổn định ít nhất trong vòng sáu tháng.
  • Nước mắt tiết ra tốt, và khô mắt không đáng kể.

Người bệnh cũng cần hiểu rõ về kết quả thị lực sau phẫu thuật điều trị bổ sung. Nếu mắt người bệnh đáp ứng được đủ các yêu cầu, laser bổ sung là một phẫu thuật an toàn và có thể giúp người bệnh loại bỏ được tật khúc xạ. Điều quan trọng là người bệnh cần được thăm khám kĩ lương cũng như trao đổi với bác sĩ để giúp họ hiểu rõ tình trạng của mắt từ đó được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp nhất.